Connect with us

Án lệ

Kỳ 19 – Án lệ thứ 31: Kiểm soát biểu tình

Published

on

Nam Quỳnh (Dịch)

Dự án Rightsinfo do luật sư tranh tụng chuyên về nhân quyền Adam Wagner thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2015 với mục đích truyền bá kiến thức về nhân quyền tại Anh.

Loạt bài 50 Án Lệ Nhân Quyền Làm Thay Đổi Vương Quốc Anh là một trong những sản phẩm đặc sắc nhất của trang này.

Kỳ trước: Kỳ 18 – Án lệ thứ 32: Điều tra hời hợt tội phạm bị tố cáo cũng là vi phạm quyền con người?

Không có một nền dân chủ hoàn chỉnh nếu người dân không có quyền biểu tình tại nơi công cộng. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu quyền biểu tình va chạm với trách nhiệm của cảnh sát trong việc bảo vệ công dân và tài sản công dân?

Một cuộc biểu tình chống chính sách thắt lưng buộc bụng đối với các khoản trợ cấp xã hội tại Vương Quốc Anh. Ảnh: The Guardian

Một cuộc biểu tình chống chính sách thắt lưng buộc bụng đối với các khoản trợ cấp xã hội tại Vương Quốc Anh. Ảnh: The Guardian

Cô Lois Austin tìm ra câu trả lời trong một hoàn cảnh ngặt nghèo. Năm 2001, cô ta đi từ Essex về trung tâm London để tham gia một cuộc tuần hành chống toàn cầu hóa cùng gần 3000 người khác. Cô để con gái tại một nhà trông trẻ và định sẽ đón con khi cô về vào buổi chiều. Nhưng kế hoạch đổ vỡ. Cảnh sát chặn kín khu Oxford Circus và làm hàng rào bao vây ngăn kín các đám người biểu tình – một chiến thuật mà cảnh sát Anh thường gọi là ‘đun ấm’ (kettling). Một số người bị kẹt lại trong vòng vây ‘đun ấm’ là những khách bộ hành không hề tham gia cuộc biểu tình. Với tất cả các lối ra bị chặn (lối ra duy nhất do cảnh sát kiểm soát và ra rồi là không thể trở vào được nữa – ND), không có tiếp cận với nhà vệ sinh và nước uống, Austin bị kẹt. Gần bảy tiếng đồng hồ sau đó, các đám đông mới được thả ra.

Austin khởi kiện các hành vi chiến thuật mà cảnh sát sử dụng. Cô tranh cãi rằng cảnh sát đã bằng một cách trái luật tước đi quyền tự do của cô và những người biểu tình khác. Các tòa án Anh bác đơn của cô nên cô đưa vụ việc lên Tòa Nhân quyền Châu Âu.

Không may cho Austin, tòa Châu Âu cũng cho rằng các hành vi nói trên của cảnh sát là đúng luật. Các chiến thuật của cảnh sát không tước đi hoàn toàn quyền tự do của Austin mà chỉ giới hạn tự do di chuyển của cô ta. Và cảnh sát có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ công dân và và tài sản công dân khỏi các vi phạm hình sự. Điều này bao gồm cả việc kiểm soát những người biểu tình để ngăn chặn bạo lực và gìn giữ an ninh công cộng. Tuy nhiên, tòa có nói rõ là cảnh sát không được lợi dụng quyền hành để ‘đàn áp hay làm nản lòng các đoàn biểu tình’.

Nguồn: The Kettle

Câu chuyện nói trên chỉ là tóm gọn quyết định của Tòa. Bạn có thể đọc quyết định đó ở đây: http://www.bailii.org/eu/cases/ECHR/2012/459.html

Một bài blog tiếng Anh về án lệ này: http://ukhumanrightsblog.com/2012/04/02/kettling-can-a-public-interest-motive-justify-a-deprivation-of-liberty-or-not-robert-wastell/

Bạn có biết...

... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.





Bình luận