Connect with us

Án lệ

Kỳ 24 – Án lệ thứ 26: Khi Vương Quốc Anh dạy cả thế giới “thẩm vấn nặng”

Published

on

Nam Quỳnh (dịch)

Dự án Rightsinfo do luật sư tranh tụng chuyên về nhân quyền Adam Wagner thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2015 với mục đích truyền bá kiến thức về nhân quyền tại Anh.

Loạt bài 50 Án Lệ Nhân Quyền Làm Thay Đổi Vương Quốc Anh là một trong những sản phẩm đặc sắc nhất của trang này.

Kỳ trước: Kỳ 23 – Án lệ thứ 27: Tước đoạt tự do của người tâm thần có là giải pháp?

Đó là những ngày tháng đen tối tại Vương quốc Anh trong giai đoạn xung đột vũ trang tại Bắc Ireland. Giữa năm 1971 và 1975, hơn 3,000 người bị bắt, giam giữ và thẩm vấn bởi các lực lượng an ninh Anh quốc vì họ bị nghi ngờ có liên quan đến tổ chức IRA, một nhóm khủng bố Ireland. Trong số các phương pháp “thẩm vấn nặng” mà lực lượng Anh dùng có năm phương pháp gây ra chấn thương cơ thể và tâm lý – ngăn không cho ngủ, cấm ăn uống, bắt nằm ngồi tư thế khó chịu, bịt mặt, và bắt nghe tạp âm ồn đến gần điếc tai.

04-21-2016 07-34-30 AM

Một cảnh sát chống bạo động của Anh tại Bogside, năm 1971. Ảnh: IrishTimes.

14 người được xem là các phạm nhân ‘quan trọng’ được xác định là đã phải trải qua cả năm phương pháp thẩm vấn nói trên. Các nhà chức trách Ireland quyết định thay mặt 14 người này kiện các nhà chức trách Anh rà Tòa Nhân Quyền Châu Âu với cáo buộc là năm cách thẩm vấn nói trên cấu thành hành vi tra tấn.

Năm 1978, Tòa Châu Âu tuyên rằng năm cách thẩm vấn nói trên cấu thành “sự đối xử vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá”, nhưng chưa tới mức độ tra tấn. Vì thế Anh quốc chưa vi phạm các công ước chống tra tấn quốc tế.

Vụ Ireland kiện Anh quốc là một án lệ mang tính lịch sử. Lần đầu tiên một quốc gia kiện một quốc gia khác lên Tòa Nhân Quyền Châu Âu. Nó đồng thời quyết định rõ ràng là các biện pháp “thẩm vấn nặng” đều trái với các luật bảo vệ nhân quyền. Tuy vậy, vụ này cũng gây ảnh hưởng không nhất thiết là tốt đến cách chúng ta định nghĩa “tra tấn” trong thời hiện đại. Qua việc tuyên bố là hành vi tra tấn khác với các hành vi “đối xử vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá”, Tòa Châu Âu đã trên thực tế cho phép các nước xem các hành vi ngược đãi tù nhân là “chưa đến mức tra tấn”.

Thực tế cho thấy Anh quốc không hề ghi nhớ bài học từ vụ này. Năm biện pháp thẩm vấn nặng nói trên vẫn được quân đội Anh sử dụng tại Iraq năm 2003 và đã dẫn đến cái chết của tù nhân Baha Mousa. Năm biện pháp thẩm vấn này cũng được nhắc đến trong các bản lý đoán viết liên quan đến tra tấn (Torture Memos) mà chính phủ George W Bush dùng để biện hộ cho việc hành hạ tù nhân của Mỹ trong ‘Cuộc chiến chống khủng bố’. Câu chuyện vẫn chưa hết.

Ireland hiện đang muốn Tòa Châu Âu xem lại quyết định năm 1978 với tham khảo các bằng chứng mới cáo buộc rằng nhà chức trách Anh đã gian dối trong phiên tòa hồi đó.

Nguồn bài viết: The five techniques, Rightinfo.org

Câu chuyện nói trên chỉ là tóm gọn quyết định của Tòa. Bạn có thể đọc quyết định đó ở đây: Ireland v. the United Kingdom, The European Court of Human Rights, 18-01-1978

Một tin tiếng Anh về án lệ này: Revisiting the Five Techniques in the European Court of Human Rights, EJIL Analysis, 12-12-2014

Bạn có biết...

... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.





Bình luận