Connect with us

Quyền con người

5 phim tài liệu kinh điển về nhân quyền không thể bỏ qua

Published

on

Những bộ phim tài liệu dưới đây sẽ cung cấp cho khán giả những góc nhìn và câu chuyện ít ai biết tới về nhân quyền. Tình trạng vi phạm nhân quyền trên thế giới diễn ra như thế nào? Ở mức độ ra sao? Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi nhân quyền cụ thể là gì? Những bộ phim dưới đây sẽ giải đáp một phần câu trả lời.

1. Ngày mai điều gì sẽ đến? | What Tomorrow Brings? | 2015

Bối cảnh phim diễn ra trong một ngôi làng ở Afghanistan. Nội dung là câu chuyện kể về những giáo viên và học sinh của mình ở trường Zabuli, ngôi trường đầu tiên cho phép giảng dạy hợp pháp các bé gái trong thành phố.

Bộ phim được thực hiện 12 năm sau cuộc đổ bộ của người Mỹ lên Afghanistan và tuyên bố chiến tranh với Taliban.  Khán giả sẽ theo chân các nữ sinh và những thầy cô giáo, những người luôn tìm cách để các bé gái được đi học khi nhà trường né tránh mở những buổi học đầu tiên cho họ. Bộ phim cũng cho thấy chủ nghĩa cực đoan đang lan rộng ở khu vực, khiến tương lai trường học và học sinh trở nên rất mờ mịt.

2. Hãy gọi tôi là Kuchu | Call me Kuchu | 2012

Đây là một bộ phim của Katherine Fairfax Wright và Malika Zouhali-Worrall. Bộ phim có tính tư liệu cao, kể về cuộc đời của David Kato, người đàn ông đầu tiên ở Uganda công khai đồng tính.

Phim cho thấy Kato đã dũng cảm đối mặt với nguy cơ khi ra ngoài và tự hào về bản thân như thế nào. Khán giả sẽ cảm nhận được những hoạt động đấu tranh với bất bình đẳng bất chấp những trở ngại đang diễn ra tại quốc gia châu Phi này.

Mặc cho dự luật khiến đồng tính trở nên bất hợp pháp ở đất nước Uganda đã bị bác bỏ sau khi bộ phim thực hiện, thực tế là những điều tương tự vẫn đang hiện hữu ở trên 40 quốc gia châu Phi khiến bộ phim trở nên rất đáng xem.

3. 5 chiếc camera hỏng | 5 Broken Cameras | 2011

Bộ phim sẽ đưa bạn vào trong một ngôi làng thuộc Bờ Tây để chứng kiến những gì người dân Palestine phải đối mặt hàng ngày.

Góc nhìn được đặt vào một người dân địa phương: người cha của bốn đứa con, người vốn quay chụp để làm phim gia đình. Ông đã thu xếp để có thể quay được những tương tác với quân đội Israel để có thể đem lại cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống diễn ra ở Palestine.

4. Con đường hẹp màu xanh | The Thin Blue Line | 1988

Dù được chế tác vào năm 1988, bộ phim tài liệu về hệ thống tòa án Hoa Kỳ đã cho thấy công lý có thể dễ dàng bị phá vỡ đến dường nào tại một đất nước luôn “tự hào” là một pháo đài của nhân quyền.

Bộ phim được xem là một bước ngoặt trong ngành làm phim tài liệu. Vì thế, nó trở thành một bộ phim kinh điển và không thể bỏ qua đối với những ai quan tâm đến vấn đề xóa bỏ án tử hình.

5. Trại 14: Vùng tổng kiểm soát | Camp 14: Total Control Zone

Bộ phim đau lòng này kể về câu chuyện của Shin Dong Huyk, một chàng trai trẻ sinh ra tại một trong những trại lao động khét tiếng của CHDCND Triều Tiên. Hiện là một người tỵ nạn ở Hàn Quốc, Dong Huyk đưa khán giả vào chuyến hành trình đến các trại lao động với điều kiện khủng khiếp mà phương Tây chỉ có thể nắm được cực ít thông tin vì lý do bảo mật của chính phủ Triều Tiên.

Dạ Lãm, dịch từ 5 must see human rights films (Human Rights Carrers).

Bạn có biết...

... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.





Bình luận