Connect with us

Công pháp Quốc tế

Tranh chấp Biển Đông: 5 lập luận của Philippines

Published

on

Nguyễn Hoài An (dịch)

Hiện tại, phiên tòa xét xử tranh chấp lợi ích hàng hải giữa Philippines và Trung Quốc do Tòa Trọng Tài Thường Trực của Liên Hiệp Quốc tổ chức vẫn đang diễn ra tại Hague, Hà Lan. Luật Khoa tạp chí đã tổng hợp thông tin về vụ kiện từ góc nhìn của Trung Quốc, cũng như cách mà pháp luật quốc tế, cụ thể hơn ở đây là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (“UNCLOS”) ghi nhận về phiên tòa này. Trong bài viết dưới đây, Luật Khoa tạp chí xin giới thiệu 5 luận điểm cơ sở của Philippines trong vụ kiện này.

1. “Chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc

Luận điểm: “Trung Quốc không có quyền tuyên bố và áp đặt cái mà quốc gia này gọi là “chủ quyền lịch sử” đối với các vùng nội thủy, lãnh hải và thềm lục địa vượt khỏi giới hạn chủ quyền của mình theo Công ước”.

Giải thích: Trung Quốc cho rằng Biển Đông (hay còn gọi là Biển Hoa Nam hoặc Biển Tây Philippines) thuộc quyền sở hữu của mình từ hàng trăm năm nay. Đây là lý do tại sao đất nước này tuyên bố mình có chủ quyền lịch sử đối với khu vực tranh chấp.

Tuy nhiên, thẩm phán cấp cao Antonio Carpio của Tòa án Tối cao Philippine cho rằng “ngay cả khi điều này đúng”, những chủ quyền lịch sử này không liên quan đến vùng biển tranh chấp theo UNCLOS. Theo giải thích của thẩm phán Carpio, UNCLOS “đã loại trừ toàn bộ vấn đề chủ quyền lịch sử của các quốc gia”. Thay vào đó, Công ước này cho mỗi quốc gia ven biển một vùng đặc quyền kinh tế được xác lập từ những yếu tố hàng hải phù hợp.

2. Đường 9 đoạn của Trung Quốc

Luận điểm: “Đường chín đoạn của Trung Quốc không dựa trên bất cứ cơ sở nào chiếu theo luật pháp quốc tế vì nó ngầm xác định giới hạn của tuyên bố về “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc.

Giải thích: Đường chín đoạn là đường ranh giới hàng hải mà Trung Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Phía Trung Quốc viện lý đường này dựa trên “chủ quyền lịch sử” của mình.

Tuy nhiên, Philippines khẳng định đường 9 đoạn này không có cơ sở pháp lý theo UNCLOS. Công ước của Liên Hợp Quốc công nhận vùng đặc quyền kinh tế, chứ không phải đường 9 đoạn.

3. Bãi đá ngầm hay đảo?

Luận điểm: “Nhiều yếu tố hàng hải mà Trung Quốc lấy đó làm cơ sở để khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông không phải là đảo có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế.  Một số đơn thuần chỉ là những “bãi đá ngầm” theo như quy định trong khoản 121, đoạn 3; một số khác lại là đất ngập nước khi thủy triều lên; thậm chí một số khác nữa là phần đất ngập nước vĩnh viễn. Do đó, không có yếu tố nào có khả năng tạo ra quyền lợi hàng hải vượt quá 12 hải lý, và một số càng không tạo ra bất kỳ quyền hàng hải nào theo UNCLOS.  Những hoạt động cải tạo trên diện rộng gần đây của Trung Quốc không thể thay đổi một cách hợp pháp đặc trưng tự nhiên và tính chất ban đầu của những yếu tố hàng hải này.”

Giải thích: Theo UNCLOS, các đảo dân sinh có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, còn bãi đá ngầm thì không thể.

Trung Quốc cố gắng mô tả một số yếu tố trên Biển Đông là đảo, và cho rằng những “hòn đảo” này sẽ thiết lập vùng đặc quyền kinh tế. Để chứng minh cho sự phi lý này, có thể lấy ví dụ Panatag, vốn chỉ là một bãi đá ngầm (thuộc bãi Scarborough) dù Trung Quốc cố gắng tuyên bố đây là một hòn đảo.

Bắc Kinh cũng luôn cho rằng những “hòn đảo” này sẽ xác lập vùng đặc quyền kinh tế cho Trung Quốc, chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Philippines gặp vướng mắc ở chỗ, năm 2006 Trung Quốc tuyên bố, đất nước này “không chấp nhận” thẩm quyền bắt buộc của tòa trọng tài UNCLOS đối với tranh chấp liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn. Bản thân quy định của UNCLOS cũng cho phép những bảo lưu tương tự này.

Đây cũng là một phần lý do Trung Quốc cho rằng, Tòa án Trọng tài Hague không có thẩm quyền tiếp nhận vụ việc tranh chấp của Philippines – bởi nó liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế đang chồng lấp.

“Tranh chấp hàng hải giữa Philippines và Trung Quốc rút gọn lại xoay quanh vấn đề liệu vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông có chồng lấn hay không”, thẩm phán cấp cao Carpio nhận định.

Tuy nhiên, thẩm phán Carpio cũng giải thích rõ rằng “Trung Quốc không có vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở khu vực bãi cạn Scarborough”. Ông cũng tin rằng tòa án quốc tế sẽ đương nhiên “từ chối trao cho Itu Aba” một vùng đặc quyền kinh tế tương ứng, cho dù nó là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.

Ngoài ra, phía Philippines cũng nhấn mạnh, các hoạt động cải tạo của Trung Quốc không “làm thay đổi một cách hợp pháp” những vùng, bãi đá ngầm này thành đảo.

4. Vi phạm luật biển

Luận điểm: “Trung Quốc đã vi phạm Công ước khi can thiệp vào việc thực thi chủ quyền tài phán của Philippines”.

Giải thích: Trung Quốc đã và đang ngăn cấm ngư dân Philippines đánh bắt cá tại Biển Đông, trong khi theo UNCLOS, Philippines được độc quyền khai thác thủy hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của mình cho dù vùng biển đang có tranh chấp.

5. Tổn thất môi trường

Luận điểm: “Trung Quốc đã phá hoại một cách không thể phục hồi môi trường biển của khu vực, vi phạm nghiêm trọng quy định UNCLOS, mà cụ thể là việc phá hủy hoàn toàn một số rặng san hô tại Biển Đông, bao gồm cả những khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, tiến hành các hình thức khai thác tận diệt thủy hải sản và đánh bắt các loài thủy sản quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng”.

Giải thích: Trung Quốc đang bành trướng việc xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Theo phía Philippines, các hoạt động bồi lấp cải tạo cưỡng bức của Trung Quốc đã vùi lấp hơn 311 hecta rặng san hô, gấp 7 lần diện tích của Tòa Thánh Vatican. Điều này gây tổn thất kinh tế vào khoảng 106 triệu đô-la. Philippines đồng thời cũng cáo buộc Trung Quốc tạo điều kiện cho ngư dân nước này đánh bắt thủy hải sản trái phép.

Có thể thấy, các luận điểm của Philippines chủ yếu xoay quanh chủ quyền đánh bắt cá, cũng như chủ quyền khai thác các nguồn tài nguyên khác trên Biển Đông. Các quyền này dựa trên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Phía Philippines hy vọng, phiên tòa giải quyết tranh chấp tại Hague sẽ đưa đến một giải pháp lâu dài cho cuộc tranh chấp trên Biển Đông.

Về phần mình, Trung Quốc từ chối trả lời các vấn đề mà Philippines nêu ra. Thay vào đó, đất nước này ra Thông cáo lập trường, bác bỏ các tuyên bố của Philippines, phủ nhận thẩm quyền xét xử của tòa án UNCLOS.

Dịch từ EXPLAINER: Philippines’ 5 arguments vs China

Bạn có biết...

... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.





Bình luận

6 Comments

6 Comments

  1. Hội Thảo Về Biển Đông Tại Đại Học Takushoku theo Yomiuri Shimbum & Sekai Nippo ?

    28/09/2015 at 6:59 pm

    Hội Thảo Về Biển Đông Tại Đại Học Takushoku, Tokyo

    *Như Phương tổng hợp từ Bản Tin của Nhật Báo Yomiuri và Sekai Nippo, Nhật Bản, số ra ngày 20/9/2015.

    Trong số phát hành sáng 20/9 vừa qua, hai Nhật Báo Yomiuri Shimbum (có số phát hành toàn quốc mỗi ngày 12 triệu 774 ngàn ấn bản buổi sáng và buổi chiều) và Nhật Báo Sekai Nippo (phát hành ở Tokyo) đã dành một phần lớn trang Thời sự Quốc tế đăng tin về buổi hội thảo về vấn đề biển Đông tại đại học Takushoku (Tokyo) vào ngày thứ bảy 19 tháng 9 với hai diễn giả đến từ Việt Nam là ông Hoàng Việt, giảng viên Luật tại trường đại học luật thành phố HCM và Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, cựu đại sứ Việt Nam tại Hòa Lan và nguyên Trưởng ban Cố vấn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

    Trong bản tin, Nhật Báo Yomiuri đã tường thuật rằng Giảng viên Hoàng Việt đã lên tiếng chỉ trích Trung quốc vi phạm luật Quốc tế và luật Biển của Liên Hiệp Quốc, qua việc Bắc Kinh tự ý xây các đảo nhân tạo ở Trường Sa và xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

    Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng thì nhấn mạnh rằng Trung quốc cần phải tuân thủ luật pháp Quốc tế. Để ngăn chận sự đe dọa vũ lực quân sự của Trung quốc ngày càng tăng ở biển Đông và biển Hoa Đông, theo Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng thì Việt Nam và Nhật Bản cần phải hiệp tác chiến lược một cách tích cực và nhất là cần sự thấu hiểu và hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai dân tộc Việt Nhật.

    Liên quan đến Luật an ninh của Nhật vừa mới được Quốc hội thông qua, Tiến sĩ Thắng cho rằng nó sẽ góp phần vào việc bảo vệ hòa bình và ổn định ở cả khu vực biển Đông và biển Hoa Đông. Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng mong muốn Nhật Bản thực hiện vai trò của mình một cách tích cực và chắc chắn người dân Việt Nam hoan nghinh về sự đóng góp của Nhật Bản cho hòa bình tại Đông Nam Á.

    Trong bản tin của Nhật báo Sekai Nippo đã cho biết buổi Hội Thảo quy tụ 300 người tham dự, diễn ra từ 10 giờ 30 sáng đến 3 giờ chiều ngày 19/9/2015 tại Hội trường Shintobe của đại học Takushoku, thu hút sự chú ý của giới trí thức Nhật Bản.

    Nhật Báo Sekai Nippo đã tường thuật rằng Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng cho biết là Việt Nam đang muốn thoát Trung nên cần phải xích lại gần Hoa Kỳ và Nhật Bản. Theo ông Thắng thì nếu Việt Nam muốn giải quyết chuyện biển Đông cần phải áp dụng chiến lược P&DOWN. Trong đó, P là Partnership (Bạn chiến lược với các nước bên ngoài) và D là Democratization (Dân chủ hóa).

    Tiến Sĩ Thắng còn cho biết thêm là hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều tổ chức dân sự hoạt động về các lãnh vực xã hội, môi trường, cứu trợ không qua hệ thống nhà nước. Những hoạt động dân sự này chắc chắn là nền tảng cho việc thực hiện một xã hội dân chủ.

    Về phần phát biểu của giảng viên Hoàng Việt, tờ Sekai Nippo đã tường thuật rằng ông Hoàng Việt đã trình bày rất thuyết phục về những luận điểm qua đó cho thấy Trung Quốc không chỉ vi phạm luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc mà còn phơi bày dã tâm bành trướng của Bắc Kinh tại biển Đông.

    https://www.danluan.org/tin-tuc/20150927/nhu-phuong-hoi-thao-ve-bien-dong-tai-dai-hoc-takushoku-tokyo#comment-145637

  2. Hội Thảo Về Biển Đông Tại Đại Học Takushoku theo Yomiuri Shimbum & Sekai Nippo ?

    29/09/2015 at 1:55 pm

    đoạn hội thảo trong kênh SakuraSoTV trên YouTube:

    [Aggressive pacifism] Chuetsu relationship with Japan over the South China Sea [Sakura H27 / 9/21]

  3. UN tribunal deliberates on Philippines' case vs China

    29/09/2015 at 2:03 pm

    Trong vụ kiện, Phi đã nêu ra 5 điểm chính chống lại tuyên bố của Trung Quốc ở biển đông:

    1/ Trung Quốc không được phép thực hiện “quyền dựa trên lịch sử ” “historical rights”;

    2/bản đồ chín đoạn của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý quốc tế;

    3/theo luật pháp quốc tế, khu vực đặc quyền kinh tế EEZ không áp dụng đối với tuyên bố về địa lý của Trung Quốc;

    4/Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền sovereign right và thẩm quyền pháp luật jurisdiction của Phi;

    5/ Trung Quốc đã vi phạm công ước quốc tế về luật biển UNCLOS vì làm hư hại môi trường biển của khu vực.

    Xem trên YouTube: UN tribunal deliberates on Philippines’ case vs China:

  4. China's island-building violates international law

    30/09/2015 at 7:41 pm

    China’s island-building violates international law

    By JOHN DANISZEWSKI and MATTHEW PENNINGTON, Associated Press

    NEW YORK (AP) — Vietnam’s president told The Associated Press on Monday that China’s island-building in the disputed South China Sea violates international law and endangers maritime security.

    President Truong Tan Sang also urged the U.S., which has expressed mounting concern over China’s assertive behavior, to fully lift a ban on lethal weapons sales to Vietnam.

    Sang said that would demonstrate to the world that U.S.-Vietnam relations have been fully normalized, 40 years after the end of the Vietnam War.

    Sang was speaking in an interview with The AP as world leaders gathered at the United Nations.

    Communist-ruled Vietnam and China have long-standing fraternal ties but tensions have grown over oil exploration in disputed waters, and as China has undertaken massive land reclamation in the Spratly island chain, also claimed by Vietnam.

    “The East Sea is indeed a hot spot of the region and the world at this point, and in the last year China has done large-scale reclamation of submerged islands to make them very big islands,” Sang said, using the name Hanoi uses for the South China Sea.

    “We believe that these acts by China violate international law,” he said, citing the U.N. convention of the law of the sea. He added that it also infringes a declaration of conduct reached in 2002 by members of the Association of Southeast Asian Nations.

    He said the concerns of Vietnam and other Southeast Asian nations are “obvious and easy to understand because the acts by China seriously affect the maritime safety and security in the East Sea.” He underscored the importance of a peaceful environment to realize new goals for sustainable development just agreed at the U.N.

    In Washington last week, China’s President Xi Jinping said the Chinese have “the right to uphold our own sovereignty” in the South China Sea, where Vietnam, the Philippines, Taiwan, Brunei and Malaysia also have competing claims to tiny islands and reefs. China has reclaimed about 3,000 acres (1,200 hectares)of land in the past year-and-a-half by dredging sand from the ocean bed, and is building airstrips and other facilities that the U.S. is concerned could have military uses.

    While Sang talked tough on China, he had warm words for the United States, and looked for further steps to cement stronger ties.

    “The moment the United States fully lifts the ban on lethal weapons sales to Vietnam will send a signal to the whole world that the Vietnam-U.S. relations have been fully normalized” and there’s no mistrust between the two nations, Sang said.

    A visit by President Barack Obama to Vietnam — possibly this fall, when the U.S. leader is due to visit the region — would also consolidate a comprehensive partnership formalized between the former enemies when Sang visited Washington in 2013, he said.

    Last October, the U.S. announced it would allow sales, on a case-by-case basis, of lethal equipment to help the maritime security of Vietnam — easing a ban in place since communists took power at the end of the Vietnam War in 1975. But the Obama administration has said that Vietnam needs to improve human rights conditions for the relationship to reach its fullest potential. U.S. lawmakers also feel that Hanoi should clean up its human rights act before getting privileges in the Trans-Pacific Partnership trade deal currently under negotiation. Vietnam is one of 12 nations in the agreement which appears close to completion.

    Sang expressed willingness to keep discussing human rights with the U.S. He said that a chapter on human rights is now included in Vietnam’s constitution, and that implementing legislation would be enacted in the “next few years” so those rights are fully in place “on the ground.”

    Human rights groups remain critical of Vietnam’s record. While conditions have improved sharply on the immediate post-war era of re-education camps, its record on freedom of expression is poor and the government remains intolerant of dissent. According to the U.S. State Department, at the end of 2014, Vietnam was holding about 125 political prisoners.

    http://www.usnews.com/news/world/articles/2015/09/28/vietnam-leader-china-island-work-violates-international-law?page=2

  5. KIỆN TRUNG QUỐC ?

    02/10/2015 at 10:39 pm

    Việt Nam có thể đạt được thắng lợi trên mặt trận truyền thông quốc tế nhờ kiện Trung Quốc, ngay cả khi Trung Quốc bác bỏ không tham gia như đã thấy trong vụ kiện của Philippines.

    Có ít nhất hai hành động khả thi về pháp lý quốc tế mà Việt Nam có thể chọn một trong hai, hoặc chọn cả hai: (1) kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Công lý Quốc tế – International Court of Justice (ICJ); và (2) kiện Trung Quốc ra trước Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật biển – International Tribunal for the Law of the Sea (ITLOS).

    Đọc tiếp @ https://quocgiaquocte.wordpress.com/

  6. Pingback: Chiến thắng đầu tiên trong vụ kiện Biển Đông: Việt Nam – người hùng thầm lặng?

You must be logged in to post a comment Login