Connect with us

Quốc tế

Thủ tướng Singapore: Đông Nam Á có thể phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc

Published

on

Thủ tướng Lý Hiển Long lo ngại về tương lai của Đông Nam Á. Ảnh: Asia Times.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo rằng các quốc gia Đông Nam Á có thể bị buộc phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Và đây không phải lần đầu tiên họ đứng trước một lựa chọn như vậy.

“Nếu bạn là bạn với hai nước ở hai phe khác nhau, đôi khi có thể chơi với cả hai, đôi khi sẽ khó xử hơn khi bạn cố gắng chơi với cả hai”, Thủ tướng  Lý phát biểu ngày 15/11 vừa qua tại Hội nghị Thượng đỉnh thường niên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang được tổ chức tại Singapore.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta rất mong muốn không phải chọn phe, nhưng tình thế có thể xảy ra khi ASEAN có thể phải chọn một trong hai. Tôi hy vọng điều đó sẽ không xảy ra sớm”, ông nói.

Phát biểu của Thủ tướng Singapore cho thấy rõ sự lo lắng và cảm giác bất an của các quốc gia ASEAN trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới trong cả lĩnh vực thương mại quốc tế lẫn chính trị quốc tế.

Bình luận này của ông được đưa ra khi mà chỉ ít ngày trước, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nói rằng Mỹ sẽ không dung thứ cho bất cứ hành động gây hấn nào của Trung Quốc trong khu vực.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump vắng mặt tại hai hội nghị thượng đỉnh ở châu Á trong tuần này – Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Singapore và Hội nghị APEC tại Papua New Guinea  – đã làm dấy lên câu hỏi về việc Mỹ nhận định ra sao về tầm quan trọng của Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của mình, trong thời điểm mà Trung Quốc không ngừng gia tăng ảnh hưởng kinh tế và chính trị trong khu vực.

Tuy nhiên, Phó Tổng thống Mike Pence, người thay mặt cho Tổng thống Trump tới dự sự kiện, cho biết Hoa Kỳ luôn xem ASEAN là “đối tác chiến lược không thể thay thế”.

“Mặc dù tầm nhìn của chúng tôi tại Ấn Độ – Thái Bình Dương không loại trừ bất cứ một quốc gia nào, chúng tôi chỉ yêu cầu các quốc gia đối xử với láng giềng của mình một cách tôn trọng, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia và các quy tắc và trật tự quốc tế”, ông nói.

Trung Quốc từ lâu đã gọi các hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực là một mối đe dọa cho hòa bình và ổn định của khu vực. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhiều lần cố gắng trấn an các nước láng giềng Đông Nam Á về quyền lực ngày càng tăng của mình. Ông nói rằng Bắc Kinh cam kết sẽ hoàn thành một bộ quy tắc ứng xử đối với các vùng biển tranh chấp trong vòng ba năm tới. Ông cũng ra sức kêu gọi các thành viên ASEAN cùng hợp tác để chống lại chính sách thương mại của Mỹ và hoàn tất đàm phán đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – một thỏa thuận thương mại tự do giữa 10 thành viên ASEAN và sáu quốc gia châu Á – Thái Bình Dương khác.

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu (thứ hai từ trái sang) đã luôn công khai lập trường thân Mỹ. Ảnh: White House.

Bài học từ Chiến tranh Việt Nam

Tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện nay của các quốc gia Đông Nam Á trong bối cảnh căng thẳng kinh tế thương mại và an ninh leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khiến chúng ta nhớ lại giai đoạn Đông Nam Á chia rẽ thời Mỹ – Trung đối đầu trong chiến tranh Lạnh nói chung và chiến tranh Việt Nam nói riêng.

Chiến tranh Việt Nam có thể được xem là cuộc chiến giữa hai hệ tư tưởng đối đầu trong chiến tranh Lạnh: chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản.

Bấy giờ, Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu phe tư bản, muốn ngăn chặn sự làn sóng cộng sản tại Đông Nam Á (thuyết Domino), đã ủng hộ miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa) chống lại miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa).

Trung Quốc và Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa bấy giờ đứng về phía miền Bắc, quyết tâm thống nhất Việt Nam bằng chiến tranh, nhằm từ đó phổ biến chủ nghĩa cộng sản ra toàn Đông Nam Á.

Trong bối cảnh đó, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines đã công khai lựa chọn đứng về phía Mỹ, ủng hộ Việt Nam Cộng hòa chống lại miền Bắc. Hai quốc gia tại Đông Dương là Campuchia và Lào, cùng Indonesia và Myanmar tuyên bố ủng hộ Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam.

Thời điểm đó, chính phủ Indonesia đã cho miền Bắc vay hàng ngàn tấn lương thực, duy trì quan hệ ngoại giao với Việt Nam và đồng ý để Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam đặt cơ quan đại diện ở thủ đô Jakarta. Ngày 29/7/1975, Indonesia công nhận Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Sau khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết năm 1973, Indonesia là quốc gia Đông Nam Á duy nhất tham gia Ủy ban Quốc tế ở Việt Nam.

Trái lại, nhà lập quốc Singapore – Thủ tướng Lý Quang Diệu – liên tục thúc giục Mỹ ủng hộ chính quyền Sài Gòn và lo sợ rằng việc Mỹ bỏ rơi miền Nam Việt Nam sẽ khiến cho Đông Nam Á phải hứng chịu chủ nghĩa cộng sản.

Ông lập luận rằng, “nhờ chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, phần còn lại của Đông Nam Á khi đó được bình yên. Singapore ra đời trong bối cảnh đó nên có môi trường thuận lợi để tập trung làm kinh tế và xây dựng đất nước”, ông nói.

Trên thực tế, Singapore được hưởng lợi rất nhiều từ việc cung cấp các dịch vụ hậu cần cho quân đội Mỹ ở Đông Nam Á trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Theo học giả Wen-Qing Ngoei của Đại học Yale (Mỹ) trong một bài báo trên tờ The Diplomat, vào năm 1967, có tới 15% tổng thu nhập quốc gia của Singapore tới từ các dịch vụ này. Nhưng không chỉ có thế. Cũng vào năm 1967, căn cứ quân sự của Anh đóng tại Singapore cũng đóng góp tới 20% tổng thu nhập quốc gia và tạo ra 36 nghìn việc làm cho người Singapore.

Nhìn lại quá khứ, các quốc gia ASEAN đã từng chia rẽ trong việc lựa chọn giữa Trung Quốc hay Mỹ, giữa chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa cộng sản. Ngày nay, sau gần 20 năm kể từ khi thành viên cuối cùng là Campuchia được kết nạp vào ASEAN năm 1999, các quốc gia Đông Nam Á một lần nữa đang phải đối mặt với nguy cơ một “cuộc chiến tranh Lạnh mới” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, và có thể phải chọn phe một lần nữa.

Từ khóa:

  • chiến tranh thương mại: trade war
  • đối tác chiến lược không thể thay thế: irreplaceable strategic partner
  • chủ quyền: sovereignty
  • quy tắc và trật tự quốc tế: international rules and order
  • cam kết: commitment
  • trấn an, cam đoan: to reassure
  • các vùng biển tranh chấp: disputed waters
  • bộ quy tắc ứng xử: code of conduct
  • tuyên bố lãnh thổ: territorial claims
  • hiểu lầm: misunderstanding
  • đánh giá thấp: to underestimate

Bạn có biết...

... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.





Đại dịch COVID-19

Minh họa: SCMP Minh họa: SCMP
Văn hóa chính trị9 hours ago

5 kỹ năng tiếp nhận thông tin mùa dịch

Trong những tuần sắp tới, thông tin về dịch COVID-19 và virus Vũ Hán sẽ tiếp tục đổ ập lên...

Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ, Thomas Modly. Ảnh: NBC News. Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ, Thomas Modly. Ảnh: NBC News.
Thời sự15 hours ago

Điểm tin: Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ từ chức vì vụ sa thải hạm trưởng tàu USS Theodore Roosevelt

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Một điểm phát thực phẩm hàng ngày ở Hà Nội. Ảnh: Báo Tổ quốc. Một điểm phát thực phẩm hàng ngày ở Hà Nội. Ảnh: Báo Tổ quốc.
Xã hội2 days ago

Xã hội dân sự đang “huy động vàng trong dân” vào lúc khủng hoảng như thế nào

Từ nhiều năm qua, câu chuyện “huy động vàng trong dân” ở Việt Nam như một món ăn nguội được...

Hà Nội đông đúc trở nên vắng vẻ vào giữa tháng 3/2020. Ảnh: VOV. Hà Nội đông đúc trở nên vắng vẻ vào giữa tháng 3/2020. Ảnh: VOV.
Xã hội2 days ago

Đại dịch: Cơ hội để con người thay đổi lối sống

Mỗi đại dịch đều để lại những thay đổi ít nhiều trong lịch sử. Trận dịch hạch kinh hoàng vào...

v v
Thời sự2 days ago

Điểm tin: Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu thuốc trị sốt rét sau khi TT Trump dọa trả đũa

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Một đường phố ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/4/2020. Ảnh: Reuters. Một đường phố ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/4/2020. Ảnh: Reuters.
Thời sự3 days ago

Điểm tin: Lần đầu tiên số ca nhiễm mới COVID-19 ở Hàn Quốc giảm xuống dưới 50

Bạn có biết... ... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang...

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN ngày 29/3/2020. Ảnh: Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN ngày 29/3/2020. Ảnh: Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore.
Thời sự4 days ago

Thủ tướng Singapore: Thế giới nên chuẩn bị chống dịch COVID-19 lâu dài, có thể là hàng năm

Bạn có biết... ... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang...

Bài đọc nhiều