Connect with us

Công pháp Quốc tế

Mậu Thân và Công pháp – Kỳ 1: Tính chính danh của miền Bắc

Published

on

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bí thư thứ nhất Lê Duẩn cùng các thành viên trong Bộ Chính trị họp bàn và ra nghị quyết về "Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa" vào dịp Tết Mậu Thân 1968 (Hà Nội ngày 28/12/1967). Ảnh: VietNamNet.

Trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968 cho đến nay vẫn là một trong những đề tài gây chia rẽ nhất trong cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước. Trong loạt bài này, tôi sẽ bàn đến trận chiến dưới góc độ công pháp quốc tế, và do vậy, rất có thể sẽ xúc phạm đến niềm tin chính trị riêng của người đọc.

Loạt bài được chia làm bốn phần. Ba phần đầu sẽ dành để bàn về tính chính danh của các bên tham chiến, gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Việt Nam Cộng hoà, và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Phần cuối sẽ bàn về tính chất pháp lý của các diễn biến trong trận chiến.

Tính chính danh, hay nói đúng hơn là vị trí pháp lý (legal status) của từng thế lực chính trị Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1968 là thành tố căn bản nhất để bắt đầu các cuộc đối thoại học thuật nghiêm túc liên quan đến tính pháp lý quốc tế của trận Tết Mậu Thân (thường được biết đến với tên tiếng Anh là Tet Offensive) nói riêng, và chiến tranh Đông Đương – chiến tranh Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, đây cũng là công đoạn khó khăn nhất, vì bất kỳ quan điểm nào đưa ra cũng sẽ bị bên kia phản bác.

Kỳ 1 của loạt bài này bàn về tính chính danh của miền Bắc – tức Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

***

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), tiền thân của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, là một đối tượng có các lập luận tương đối mạnh mẽ để biện hộ cho tính chính danh của mình. Ở đây, tôi tóm tắt lại ba điểm chính yếu.

1. Hoàng đế Bảo Đại thoái vị

Cựu hoàng Bảo Đại (phải) trong vai trò cố vấn tối cao của chính phủ Hồ Chí Minh, năm 1945. Ảnh: Henri Estirac.

Người trị vì cuối cùng của triều Nguyễn, Bảo Đại, đã thoái vị và chính thức trao lại quyền đại diện một Việt Nam thống nhất cho Việt Nam Độc lập Đồng minh hội (Việt Minh) vào ngày 30/8/1945. Ông Hồ Chí Minh đúng là có vai trò quan trọng trong Việt Minh và sau đó là chính phủ VNDCCH. Việc ông từng mời tân công dân Vĩnh Thụy làm cố vấn tối cao cho chính phủ lâm thời giai đoạn này cũng đều được nhiều phía công nhận.

Việc Bảo Đại thoái vị và trao “ấn kiếm” cho chính phủ VNDCCH thường được xem là một trong những bước đầu tiên tạo nên tính chính danh cho chính phủ này.

Cách ghi chép sử của chính phủ hiện nay cũng rất cố gắng mô tả VNDCCH như thể đó là một nhà nước chỉ do Chủ tịch Hồ Chí Minh lập ra và gắn liền với danh tính của ông. Nhiều giai thoại được biến thành chính sử như việc Bảo Đại đập bàn thốt lên câu “Ca vaut bien le coup alors” (Như thế thì thật đáng thoái vị) sau khi nghe tin Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Điều này cho thấy nỗ lực của các sử gia Việt Nam đương đại trong việc gắn liền hình ảnh ông Hồ Chí Minh với sự nể phục của triều đình nhà Nguyễn.

2. Tổng tuyển cử năm 1946

Người dân bỏ phiếu bầu Quốc hội ngày 6/1/1946. Ảnh: Báo Đồng Nai.

Sau khi tính chính danh hình thức từ vương triều Nguyễn được bảo đảm, các sử gia Việt Nam đương đại cũng hết sức ca tụng cuộc tổng tuyển cử năm 1946. Họ xem đây là bước ngoặt cho nền dân chủ Việt Nam, và là nền tảng phổ thông đại chúng quan trọng nhất ủng hộ cho tính chính danh của VNDCCH.

Bình luận chính thức của các học giả thuộc đảng Cộng sản Việt Nam ghi nhận rằng, ngày 6/1/1946, cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của Việt Nam diễn ra trong cả nước, kể cả tại các vùng có chiến sự như Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Thậm chí, có nơi được cho là đã đổ máu để thực thi quyền dân chủ của mọi công dân Việt Nam.

Kết quả ở 71 tỉnh, thành trong cả nước, nhiều người tin rằng có đến 89% tổng số cử tri đi bầu cử; với 333 đại biểu được bầu, trong đó 57% số đại biểu thuộc các đảng phái yêu nước và cách mạng khác nhau, 43% số đại biểu không đảng phái, 10 đại biểu nữ, 34 đại biểu các sắc tộc thiểu số. Số người ra ứng cử khá đông, nhân dân đã được tự do chọn lựa. Riêng ở Hà Nội, nhân dân đã bầu được sáu đại biểu trong số 74 người ra ứng cử.

Theo nhận xét cá nhân người viết, đây có thể được xem là lá bài quan trọng nhất của VNDCCH nếu xét theo khía cạnh công pháp quốc tế, căn cứ trên quyền dân tộc tự quyết (self-determination) và quá trình giải quyết hệ quả của chủ nghĩa thực dân theo lộ trình của Liên Hiệp Quốc. Đây vốn đều là những nguyên tắc căn bản của pháp luật quốc tế.

Quyền dân tộc tự quyết được ghi nhận ngay tại Điều 1 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, được khẳng định trong hàng loạt các nghị quyết quan trọng của Đại Hội Đồng như Nghị quyết 1514 về tuyên bố trao quyền độc lập cho các dân tộc và quốc gia bị thực dân hóa hay Nghị quyết 2625 về tuyên bố các nguyên tắc căn bản của pháp luật quốc tế.

3. Danh tiếng của Việt Minh và Hiệp định Geneva 1954

Quang cảnh lễ ký Hiệp định Geneva, ngày 21/7/1954. Ảnh: Chưa rõ nguồn.

Yêu hay ghét Việt Minh, vốn được đảng Cộng sản Đông Dương thành lập và phát triển từ những năm 1941, công bằng mà nói, họ vẫn là tổ chức chính trị có tổ chức, hệ thống, ban bệ hoàn thiện nhất, hoạt động hiệu quả nhất và gây được tiếng vang cao nhất ở cả quốc nội lẫn quốc tế.

Và điều này không phải chỉ thể hiện qua lời nói của đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu xem xét cách mà những sử gia, học giả pháp luật quốc tế ghi chép, vai trò của Việt Minh – với tư cách là đối trọng xứng đáng duy nhất có khả năng thách thức Pháp tại Đông Dương –  được đa số thừa nhận. Trong đó, có thể kể đến tác phẩm Assuming the burden Europe and the American commitment to war in Vietnam của Mark Atwood Lawrence, Giáo sư Sử học của Đại học Texas; tác phẩm Replacing France: The Origins of American Intervention in Vietnam của Giáo sư Sử học Kathryn C. Statler của Đại học San Diego hoặc nhiều bài viết, bình luận của Giáo sư Richard Falk (Đại học Princeton), một trong những huyền thoại sống của công pháp quốc tế về chiến tranh Việt Nam.

Trong khi đó, Hiệp định Geneva năm 1954 nhìn chung cũng được xem là một văn bản có lợi cho tính chính danh của Việt Minh và nhà nước VNDCCH, khi mà nó thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, dù tạm thời bị chia thành hai miền trên dưới vĩ tuyến 17; và việc thống nhất hai miền sẽ được quyết định thông qua một cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc (Điều 14).

Điều khoản này cũng ngầm thừa nhận chính phủ kháng chiến do ông Hồ Chí Minh đứng đầu như là một thực thể độc lập và có năng lực đàm phán trên trường quốc tế, từ đó chuyển giao chính quyền dân sự của Pháp tại Hà Nội, Hải Phòng cho nhà nước này. Các quan chức Mỹ dự đoán ông Hồ Chí Minh sẽ chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tương lai, với danh tiếng của người lãnh đạo quân dân miền Bắc đánh bại thực dân Pháp.

Từ khoá:

trận Mậu Thân: Tet offensive
chiến tranh Việt Nam: Vietnam war
công pháp quốc tế: international public law
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: Republic Democratic of Vietnam
Việt Nam Cộng hoà: Republic of Vietnam
Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam: National Liberation Front
tính chính danh: legitimacy
địa vị pháp lý: legal status
thoái vị: to abdicate (v), abdication (n)
tổng tuyển tử: general election
quyền dân tộc tự quyết: self-determination
Hiệp định Geneva: Geneva Accords

Bạn có biết...

... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.





Đại dịch COVID-19

Minh họa: SCMP Minh họa: SCMP
Văn hóa chính trị9 hours ago

5 kỹ năng tiếp nhận thông tin mùa dịch

Trong những tuần sắp tới, thông tin về dịch COVID-19 và virus Vũ Hán sẽ tiếp tục đổ ập lên...

Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ, Thomas Modly. Ảnh: NBC News. Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ, Thomas Modly. Ảnh: NBC News.
Thời sự15 hours ago

Điểm tin: Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ từ chức vì vụ sa thải hạm trưởng tàu USS Theodore Roosevelt

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Một điểm phát thực phẩm hàng ngày ở Hà Nội. Ảnh: Báo Tổ quốc. Một điểm phát thực phẩm hàng ngày ở Hà Nội. Ảnh: Báo Tổ quốc.
Xã hội2 days ago

Xã hội dân sự đang “huy động vàng trong dân” vào lúc khủng hoảng như thế nào

Từ nhiều năm qua, câu chuyện “huy động vàng trong dân” ở Việt Nam như một món ăn nguội được...

Hà Nội đông đúc trở nên vắng vẻ vào giữa tháng 3/2020. Ảnh: VOV. Hà Nội đông đúc trở nên vắng vẻ vào giữa tháng 3/2020. Ảnh: VOV.
Xã hội2 days ago

Đại dịch: Cơ hội để con người thay đổi lối sống

Mỗi đại dịch đều để lại những thay đổi ít nhiều trong lịch sử. Trận dịch hạch kinh hoàng vào...

v v
Thời sự2 days ago

Điểm tin: Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu thuốc trị sốt rét sau khi TT Trump dọa trả đũa

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Một đường phố ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/4/2020. Ảnh: Reuters. Một đường phố ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/4/2020. Ảnh: Reuters.
Thời sự3 days ago

Điểm tin: Lần đầu tiên số ca nhiễm mới COVID-19 ở Hàn Quốc giảm xuống dưới 50

Bạn có biết... ... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang...

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN ngày 29/3/2020. Ảnh: Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN ngày 29/3/2020. Ảnh: Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore.
Thời sự4 days ago

Thủ tướng Singapore: Thế giới nên chuẩn bị chống dịch COVID-19 lâu dài, có thể là hàng năm

Bạn có biết... ... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang...

Bài đọc nhiều