Connect with us

Thời sự Quốc tế

Malaysia ký văn kiện gia nhập Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế

Published

on

Ngoại trưởng Malaysia Datuk Saifuddin Abdullah đã ký văn kiện gia nhập Quy chế Rome theo quyết định của chính phủ trong cuộc họp vào ngày 12/12/2018. Ảnh: Lim Huey Teng/Malaysiakini.com.

Ngày 5/3/2019, Bộ Ngoại giao Malaysia thông báo nước này đã ký văn kiện gia nhập Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Ngay lập tức, văn kiện này đã được đệ trình lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Bộ Ngoại giao Malaysia cũng cho biết việc gia nhập Quy chế Rome phản ánh cam kết của Malaysia trong việc chống lại các tội ác phá hoại hòa bình và an ninh toàn cầu, đồng thời chấp nhận bổ sung Quy chế này vào luật pháp trong nước.

Bộ này cũng nói thêm rằng Malaysia sẵn sàng hợp tác với tất cả các quốc gia thành viên trong việc đề cao các nguyên tắc vì sự thật, quyền con người, luật pháp, sự công bằng, và trách nhiệm giải trình.

Ngày 17/7/1998, 120 quốc gia đã bỏ phiếu thông qua Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế. Sau đó, vào ngày 1/7/2002, Quy chế Rome có hiệu lực sau khi có đủ 60 quốc gia phê chuẩn.

ICC là tòa án hình sự quốc tế thường trực, độc lập đầu tiên của cộng đồng quốc tế. Tòa án có thẩm quyền điều tra và xét xử các cá nhân chịu trách nhiệm về các tội ác nghiêm trọng nhất như: tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và tội xâm lược.

Năm 2016, ICC ra tuyên bố mới, cho biết tòa án này sẽ bắt đầu thụ lý và xét xử cả những tội phạm liên quan đến hành vi hủy hoại môi trường, khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên và chiếm đoạt đất đai phi pháp. ICC nhấn mạnh hành động hủy hoại môi trường và chiếm đoạt đất đai có thể dẫn tới việc khởi tố các vụ án về tội ác chống lại loài người.

Hiện số quốc gia thành viên của Quy chế Rome là 123, trong đó không có Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Singapore, và Việt Nam.

Một trong những lý do quan trọng nhất dẫn đến việc nhiều quốc gia hiện nay vẫn chưa gia nhập Quy chế Rome là lo ngại rằng việc thực hiện thẩm quyền của ICC có thể ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia. Lo lắng này có thể được giải tỏa khi nhận thức về một số điểm sau đây được làm sáng tỏ.

Thứ nhất, ICC không có thẩm quyền phổ quát (universal jurisdiction).

Cụ thể, tòa án chỉ có thẩm quyền đối với bốn loại tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế, đó là tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, tội diệt chủng, và tội xâm lược.

Tòa án cũng chỉ có thẩm quyền đối với các hành vi phạm tội xảy ra sau khi Quy chế Rome có hiệu lực, ngày 1/7/2002. Trong trường hợp một nước mới gia nhập, thẩm quyền của tòa án được bắt đầu kể từ ngày Quy chế Rome có hiệu lực đối với nước đó (Khoản 2, Điều 12). Đồng thời, chỉ những hành vi được thực hiện trên lãnh thổ của nước thành viên, hoặc bởi công dân của một nước thành viên (Khoản 2, Điều 12, 13) mới bị xét xử.

Thứ hai, thẩm quyền của ICC mang tính chất bổ sung. Theo đó, đối với các tội phạm quốc tế, thẩm quyền truy tố và xét xử đầu tiên phải thuộc về các cơ quan tư pháp quốc gia (đoạn thứ 10 trong Lời nói đầu, điều 1 và điều 17 của Quy chế Rome). Điều 17 của Quy chế quy định tòa án sẽ không thụ lý một vụ việc nếu vụ việc đó đang được một quốc gia có quyền tài phán điều tra hoặc truy tố, hoặc cá nhân có liên quan đã được quốc gia quyết định không truy tố “trừ khi quốc gia đó không muốn hoặc không đủ khả năng truy tố một cách thực sự”.

Thứ ba, ngay cả trong trường hợp không là thành viên của ICC, một quốc gia cũng có thể phải chịu ảnh hưởng của việc thực hiện thẩm quyền của tòa án. Trường hợp phổ biến là nếu công dân của nước đó phạm tội trên lãnh thổ của quốc gia là thành viên của ICC thì hành vi này thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án. Một trường hợp nữa là hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh thổ một nước không phải thành viên của ICC, nhưng lại do công dân của một nước thành viên tiến hành, thì ICC vẫn có thẩm quyền xét xử công dân đó.

Thông qua các diễn đàn Liên Hiệp Quốc, nhiều quốc gia đã thúc giục Việt Nam gia nhập Quy chế Rome nhưng Việt Nam chưa có phản ứng đáng kể nào.

Từ khóa:

Tòa án Hình sự quốc tế: International Criminal Court
Quy chế Rome: Rome Statute
văn kiện: instrument (n)
tội ác chiến tranh: war crimes (np)
tội ác chống lại loài người: crimes against humanity (np)
tội xâm lược: crimes of aggression (np)
sự cam kết: commitment (n)

Bạn có biết...

... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.





Đại dịch COVID-19

Minh họa: SCMP Minh họa: SCMP
Văn hóa chính trị9 hours ago

5 kỹ năng tiếp nhận thông tin mùa dịch

Trong những tuần sắp tới, thông tin về dịch COVID-19 và virus Vũ Hán sẽ tiếp tục đổ ập lên...

Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ, Thomas Modly. Ảnh: NBC News. Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ, Thomas Modly. Ảnh: NBC News.
Thời sự15 hours ago

Điểm tin: Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ từ chức vì vụ sa thải hạm trưởng tàu USS Theodore Roosevelt

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Một điểm phát thực phẩm hàng ngày ở Hà Nội. Ảnh: Báo Tổ quốc. Một điểm phát thực phẩm hàng ngày ở Hà Nội. Ảnh: Báo Tổ quốc.
Xã hội2 days ago

Xã hội dân sự đang “huy động vàng trong dân” vào lúc khủng hoảng như thế nào

Từ nhiều năm qua, câu chuyện “huy động vàng trong dân” ở Việt Nam như một món ăn nguội được...

Hà Nội đông đúc trở nên vắng vẻ vào giữa tháng 3/2020. Ảnh: VOV. Hà Nội đông đúc trở nên vắng vẻ vào giữa tháng 3/2020. Ảnh: VOV.
Xã hội2 days ago

Đại dịch: Cơ hội để con người thay đổi lối sống

Mỗi đại dịch đều để lại những thay đổi ít nhiều trong lịch sử. Trận dịch hạch kinh hoàng vào...

v v
Thời sự2 days ago

Điểm tin: Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu thuốc trị sốt rét sau khi TT Trump dọa trả đũa

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Một đường phố ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/4/2020. Ảnh: Reuters. Một đường phố ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/4/2020. Ảnh: Reuters.
Thời sự3 days ago

Điểm tin: Lần đầu tiên số ca nhiễm mới COVID-19 ở Hàn Quốc giảm xuống dưới 50

Bạn có biết... ... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang...

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN ngày 29/3/2020. Ảnh: Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN ngày 29/3/2020. Ảnh: Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore.
Thời sự4 days ago

Thủ tướng Singapore: Thế giới nên chuẩn bị chống dịch COVID-19 lâu dài, có thể là hàng năm

Bạn có biết... ... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang...

Bài đọc nhiều