Connect with us

Môi trường

Thư gửi năm 2200 và lời cảnh báo của Iceland về biến đổi khí hậu

Published

on

Tấm bia ghi nhớ dòng sông bằng đầu tiên của Iceland tan chảy. Ảnh: CNN.

 “Okjökull là sông băng đầu tiên của Iceland mất tư cách sông băng. Trong 200 năm tới, tất cả các dòng sông băng của chúng ta dự kiến ​​sẽ đi theo cùng một xu thế đó, chỉ còn là các mảng băng. Tấm bia này dành để ghi nhận một thực tế là chúng tôi biết chuyện gì đang xảy ra và những gì cần phải làm. Chỉ các bạn mới biết liệu rằng chúng tôi có làm những điều đó hay không”.

Đó là những gì được khắc trên một tấm bia tưởng niệm sẽ được người dân Iceland công bố vào tháng tới. Đó là một “bức thư” họ gửi cho nhân loại năm 2200.

Sông băng Okjökull ở Iceland chắc chắn sẽ không phải là sông băng cuối cùng biến mất do biến đổi khí hậu, vì các nhà khoa học tin rằng 400 sông băng tiếp theo ở Iceland cũng sẽ biến mất vào năm 2200.

“Hiện tại, Iceland mất 11 tỷ tấn băng mỗi năm. Tất cả hơn 400 sông băng của Iceland hiện đang phải đối mặt với số phận tương tự sông băng Okjökull”, Dominic Boyer, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Rice, người đang nghiên cứu về tác động của tình trạng tan băng đối với các cộng đồng ở Iceland.

GS Dominic Boyer cũng nói với CNN rằng các nhà nghiên cứu về sông băng dự đoán “toàn bộ khối băng hà của Iceland sẽ biến mất trong 200 năm tới, và sẽ tác động lớn đến di sản văn hóa, du lịch, thủy điện và thủy sản của nước này”. Đây là lời cảnh báo mới nhất cho thấy tình trạng ấm lên toàn cầu là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các sông băng và hàng triệu người trên toàn thế giới sống gần những sông băng.

Các sông băng như Okjökull, mà một thế kỷ trước bao phủ 15 km vuông của sườn núi ở miền Tây Iceland và với độ dày 50 mét, đã giảm xuống còn chỉ 1 km vuông băng với độ sâu dưới 15 mét, và không còn đủ tính chất để được gọi là sông băng nữa.

Sông băng Okjökull đang tan chảy và mỏng đến mức không còn được gọi là sông băng. Ảnh: Time.

Các khu vực có tuyết rơi liên tục và nhiệt độ đóng băng liên tục thúc đẩy sự phát triển của những sông băng. Những vùng này lạnh đến mức khi một bông tuyết rơi xuống đất, nó không tan chảy mà thay vào đó kết hợp với những bông tuyết khác để tạo thành những hạt băng lớn hơn. Khi ngày càng có nhiều tuyết tích tụ, các hạt băng này gắn kết lại với nhau để tạo thành một dòng sông băng.

Một dòng sông băng không thể hình thành trừ khi nó ở trên vĩ độ tuyết, độ cao thấp nhất mà tuyết có thể tồn tại quanh năm. Hầu hết các sông băng hình thành ở các vùng núi cao như dãy Himalaya ở Nam Á hay dãy núi Alps của Tây Âu nơi có tuyết thường xuyên và nhiệt độ cực lạnh. Sông băng cũng được tìm thấy ở Nam Cực, Greenland, Iceland, Canada, Alaska và thậm chí Nam Mỹ (Andes), California (Sierra Nevada) và núi Kilimanjaro ở Tanzania.

“Đây sẽ là tấm bia đầu tiên về một dòng sông băng biến mất do biến đổi khí hậu ở bất cứ nơi nào trên thế giới”, phó giáo sư ngành nhân chủng học Cymene Howe của Đại học Rice nói. “Bằng cách tưởng nhớ Ok [viết tắt của Okjökull], chúng tôi hy vọng sẽ thu hút sự chú ý đến những gì diễn ra khi sông băng của trái đất biến mất”.

Tháng trước, một nghiên cứu đã cảnh báo rằng các sông băng ở dãy Himalaya đang tan chảy với tốc độ chóng mặt – mất gần nửa mét băng mỗi năm kể từ đầu thế kỷ này do tình trạng ấm lên toàn cầu.

GS Boyer đưa ra lời kêu gọi nhân loại cần khẩn trương hành động ngay bây giờ để giảm triệt để khí thải nhà kính và cứu các sông băng.

Phía Bắc của địa cầu đã nóng lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại, khiến tháng 6/2019 trở thành thời điểm nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử loài người. Các nhà khoa học cảnh báo rằng nhiệt độ Bắc Cực tăng mạnh là không thể tránh khỏi, có khả năng tạo ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

Một báo cáo được công bố vào tháng Tư cũng cảnh báo rằng hầu hết các sông băng ở Trung Âu, Tây Canada và Hoa Kỳ có thể biến mất vào nửa sau của thế kỷ này.

Bạn có biết...

... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.





Đại dịch COVID-19

Minh họa: SCMP Minh họa: SCMP
Văn hóa chính trị9 hours ago

5 kỹ năng tiếp nhận thông tin mùa dịch

Trong những tuần sắp tới, thông tin về dịch COVID-19 và virus Vũ Hán sẽ tiếp tục đổ ập lên...

Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ, Thomas Modly. Ảnh: NBC News. Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ, Thomas Modly. Ảnh: NBC News.
Thời sự15 hours ago

Điểm tin: Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ từ chức vì vụ sa thải hạm trưởng tàu USS Theodore Roosevelt

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Một điểm phát thực phẩm hàng ngày ở Hà Nội. Ảnh: Báo Tổ quốc. Một điểm phát thực phẩm hàng ngày ở Hà Nội. Ảnh: Báo Tổ quốc.
Xã hội2 days ago

Xã hội dân sự đang “huy động vàng trong dân” vào lúc khủng hoảng như thế nào

Từ nhiều năm qua, câu chuyện “huy động vàng trong dân” ở Việt Nam như một món ăn nguội được...

Hà Nội đông đúc trở nên vắng vẻ vào giữa tháng 3/2020. Ảnh: VOV. Hà Nội đông đúc trở nên vắng vẻ vào giữa tháng 3/2020. Ảnh: VOV.
Xã hội2 days ago

Đại dịch: Cơ hội để con người thay đổi lối sống

Mỗi đại dịch đều để lại những thay đổi ít nhiều trong lịch sử. Trận dịch hạch kinh hoàng vào...

v v
Thời sự2 days ago

Điểm tin: Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu thuốc trị sốt rét sau khi TT Trump dọa trả đũa

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Một đường phố ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/4/2020. Ảnh: Reuters. Một đường phố ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/4/2020. Ảnh: Reuters.
Thời sự3 days ago

Điểm tin: Lần đầu tiên số ca nhiễm mới COVID-19 ở Hàn Quốc giảm xuống dưới 50

Bạn có biết... ... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang...

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN ngày 29/3/2020. Ảnh: Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN ngày 29/3/2020. Ảnh: Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore.
Thời sự4 days ago

Thủ tướng Singapore: Thế giới nên chuẩn bị chống dịch COVID-19 lâu dài, có thể là hàng năm

Bạn có biết... ... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang...

Bài đọc nhiều