Connect with us

Thời sự Quốc tế

WSJ: Thương chiến không giúp Mỹ giảm thâm hụt thương mại

Published

on

Tổng thống Donald Trump và khẩu hiệu "Mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ" trong một cuộc mít-ting. Ảnh: Shutterstock.

Thương chiến đang làm thay đổi chuỗi cung ứng hàng hoá tới Mỹ, chứ không giúp giảm thâm hụt thương mại.

Đó là nhận định trong bài xã luận “Why Vietnam loves Donald Trump” đăng ngày 10/7/2019 của Ban biên tập tờ Wall Street Journal.

Theo bài báo, sau 30 tháng kể từ khi ông Donald Trump lên cầm quyền, nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục nhập siêu. Đó không phải là vấn đề, bởi thâm hụt thương mại không có hậu quả kinh tế gì ghê gớm. Nhưng trong diễn ngôn của ông Trump, đây lại là một hiểm hoạ rõ ràng và hiện hữu.

WSJ cho rằng ông Trump không nên ám ảnh quá nhiều về chuyện thâm hụt thương mại, bởi những chính sách kinh tế khác của ông đang thành công. Chính sách cắt giảm thuế và giảm quy định pháp luật can thiệp vào thị trường đang giúp nền kinh tế vững mạnh hơn, tạo ra một khoản thặng dư vốn từ khắp nơi trên thế giới. Khoản thặng dư vốn này bù lại được cho thâm hụt thương mại. Đây là một dấu hiệu tốt của kinh tế Mỹ.

Bên cạnh đó, chính sách áp đặt các hàng rào thuế quan của ông không giúp cắt giảm thâm hụt thương mại, mà chỉ làm thay đổi chuỗi cung ứng hàng nhập khẩu tới Mỹ mà thôi. Nói cách khác, nó chỉ thay đổi nguồn hàng đến Mỹ, chứ không thay đổi khối lượng nhập khẩu. Các hãng xưởng đang rời khỏi Trung Quốc, nhưng họ không sang Mỹ. Họ chuyển sang Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc, và Malaysia.

Trong khi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tới Mỹ giảm 12,3% từ tháng 1 tới tháng 5 so với cùng kỳ năm trước, thì Việt Nam tăng 36,4%, Đài Loan tăng 22,5%, và Hàn Quốc tăng 12,4%.

WSJ cho rằng, để tránh thuế, khả năng cao hàng Trung Quốc đã chạy sang các nước thứ ba trước khi được xuất sang Mỹ. Một dấu hiệu của việc này là lượng máy vi tính và hàng điện tử nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc tăng tương ứng với lượng hàng cùng loại Việt Nam xuất sang Mỹ.

Ông Trump khuyến khích các hãng, trong đó có Apple, trở về Mỹ như một giải pháp dễ dàng để tránh thuế nhập khẩu. Tuy vậy, Apple lại đang cân nhắc chuyển từ 15% đến 30% năng lực sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á hoặc Mexico. Lý do có thể đơn giản là chi phí sản xuất ở Kuala Lumpur vẫn rẻ hơn tiểu bang thuộc loại nghèo nhất của Mỹ là Kentucky.

Dòng chuyển hướng thương mại này còn có thể sẽ khiến cho Mỹ mất thêm nhiều việc làm. Nếu ông Trump mở rộng áp thuế nhập khẩu lên các nước khác trên thế giới, nhất là với ngành ô-tô, Mỹ sẽ mất khoảng 30 nghìn việc làm trong ngành điện tử, 48 nghìn việc làm trong ngành cơ khí, và hơn 50 nghìn việc làm trong ngành nông nghiệp. Dĩ nhiên, Trung Quốc cũng sẽ chịu thiệt hại lớn từ xu hướng này.

WSJ cho rằng thật ngốc nghếch khi đi lo lắng về thâm hụt thương mại, vốn là kết quả của những vấn đề lớn hơn nhiều so với thuế quan hay chính sách thương mại. Thách thức các thủ đoạn ăn cướp của Trung Quốc là đúng, và nó có thể giúp giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Nhưng thâm hụt thương mại nói chung vẫn sẽ tiếp tục và nền kinh tế Mỹ vẫn sẽ ăn nên làm ra. Ông Trump không nên lo lắng quá nhiều và nên tận hưởng điều này.

Bạn có biết...

... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.





Đại dịch COVID-19

Minh họa: SCMP Minh họa: SCMP
Văn hóa chính trị9 hours ago

5 kỹ năng tiếp nhận thông tin mùa dịch

Trong những tuần sắp tới, thông tin về dịch COVID-19 và virus Vũ Hán sẽ tiếp tục đổ ập lên...

Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ, Thomas Modly. Ảnh: NBC News. Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ, Thomas Modly. Ảnh: NBC News.
Thời sự15 hours ago

Điểm tin: Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ từ chức vì vụ sa thải hạm trưởng tàu USS Theodore Roosevelt

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Một điểm phát thực phẩm hàng ngày ở Hà Nội. Ảnh: Báo Tổ quốc. Một điểm phát thực phẩm hàng ngày ở Hà Nội. Ảnh: Báo Tổ quốc.
Xã hội2 days ago

Xã hội dân sự đang “huy động vàng trong dân” vào lúc khủng hoảng như thế nào

Từ nhiều năm qua, câu chuyện “huy động vàng trong dân” ở Việt Nam như một món ăn nguội được...

Hà Nội đông đúc trở nên vắng vẻ vào giữa tháng 3/2020. Ảnh: VOV. Hà Nội đông đúc trở nên vắng vẻ vào giữa tháng 3/2020. Ảnh: VOV.
Xã hội2 days ago

Đại dịch: Cơ hội để con người thay đổi lối sống

Mỗi đại dịch đều để lại những thay đổi ít nhiều trong lịch sử. Trận dịch hạch kinh hoàng vào...

v v
Thời sự2 days ago

Điểm tin: Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu thuốc trị sốt rét sau khi TT Trump dọa trả đũa

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Một đường phố ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/4/2020. Ảnh: Reuters. Một đường phố ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/4/2020. Ảnh: Reuters.
Thời sự3 days ago

Điểm tin: Lần đầu tiên số ca nhiễm mới COVID-19 ở Hàn Quốc giảm xuống dưới 50

Bạn có biết... ... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang...

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN ngày 29/3/2020. Ảnh: Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN ngày 29/3/2020. Ảnh: Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore.
Thời sự4 days ago

Thủ tướng Singapore: Thế giới nên chuẩn bị chống dịch COVID-19 lâu dài, có thể là hàng năm

Bạn có biết... ... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang...

Bài đọc nhiều