Connect with us

Tin Luật Khoa

Phản hồi độc giả: Về nội dung bài viết “Bốn vấn đề của vụ Mỹ đòi Trung Quốc trả nợ thời nhà Thanh”

Published

on

Một tấm trái phiếu do triều đình nhà Thanh phát hành năm 1911 để xây dựng tuyến xe lửa Hukuang. Ảnh: antique-collecting.co.uk.

Ngày 3/9, Luật Khoa nhận được tin nhắn của bạn Dư Nhật Đăng qua Facebook, góp ý và yêu cầu cải chính bài viết “Bốn vấn đề của vụ ‘Mỹ đòi Trung Quốc trả nợ thời nhà Thanh‘”, đăng ngày 2/9/2019 trên Luật Khoa. Tin nhắn của độc giả Dư Nhật Đăng kèm theo bài phản bác có tựa đề “Bắt giò kẻ chuyên đi bắt giò” của bạn đã đăng công khai trên Facebook cá nhân. 

Vốn dĩ, trong bài viết trên Luật Khoa, tác giả Nguyễn Quốc Tấn Trung cho rằng bản tin liên quan của báo Tuổi Trẻ đã viết ngược với ý của bài gốc trên Bloomberg. Cụ thể như sau: 

“Có một vấn đề không nhỏ với bản tin đăng trên Tuổi Trẻ. Tác giả Nguyên Hạnh viết: ‘Theo Bloomberg, vấn đề quan trọng là những trái phiếu này đã hết hạn từ lâu, và hiện vẫn chưa có quy định nào buộc một chính phủ phải tiếp nhận các món nợ của các chính phủ trước sau khi xảy ra biến động chính trị’. 

Trong khi đó, bài gốc trên Bloomberg khẳng định điều ngược lại: ‘Hầu hết đều đồng ý rằng như một nguyên tắc pháp lý, các chế độ chính trị kế thừa khoản nợ của các chế độ tiền nhiệm’ (most agree that as a legal principle, political regimes inherit their predecessors’ debt…).” 

Tài khoản Facebook Dư Nhật Đăng, có ghi nơi làm việc là báo Tuổi Trẻ, cho rằng Luật Khoa viết như vậy là sai về báo Tuổi Trẻ. Trong bài phản bác của mình đăng trên trang Facebook cá nhân, độc giả Đăng đã cho rằng Luật Khoa “cố tình gạt bỏ phần đoạn gốc ngay trước đó của Bloomberg có viết ‘những nghĩa vụ pháp lý mờ nhạt đối với chính phủ về việc kế thừa các khoản nợ của chính phủ tiền nhiệm sau những biến động dân sự’” và cáo buộc “đây là một thiếu sót về nghiệp vụ và quy tắc phản biện, hay cố tình vì một ý đồ nào đó?”.

Như vậy, độc giả Dư Nhật Đăng cho rằng cụm từ “những nghĩa vụ pháp lý mờ nhạt” (fuzzy legal obligations) trong đoạn gốc “at issue is a statute of limitations that has long run its course and the fuzzy legal obligations of governments that inherit their predecessor’s debts following civil upheavals” có thể hiểu tương tự với “chưa có quy định nào” như tác giả Nguyên Hạnh của Tuổi Trẻ viết. 

Luật Khoa xin phản hồi như sau: 

1. Chúng tôi giữ nguyên quan điểm cho rằng Tuổi Trẻ đã sai khi viết “hiện vẫn chưa có quy định nào buộc một chính phủ phải tiếp nhận các món nợ của các chính phủ trước sau khi xảy ra biến động chính trị”. 

Cụm từ “fuzzy legal obligations” có nghĩa là “những nghĩa vụ pháp lý mờ nhạt” (như chính cách dịch của độc giả Dư Nhật Đăng), và điều này không thể được hiểu hay diễn giải tương tự với nghĩa “chưa có quy định nào“. 

Rộng hơn, toàn bộ nội dung bài báo của Bloomberg không thể được hiểu là “chưa có quy định nào” về việc trả nợ cho các chính quyền/chế độ tiền nhiệm sau các biến động chính trị. 

Đây thuần tuý là một vấn đề dịch thuật và báo chí. 

Tuy nhiên, quan trọng hơn, sau đây chúng tôi sẽ bàn đến khía cạnh pháp lý của vấn đề này: có đúng là “hiện vẫn chưa có quy định nào buộc một chính phủ phải tiếp nhận các món nợ của các chính phủ trước sau khi xảy ra biến động chính trị” như Tuổi Trẻ viết hay không? Nhân cơ hội này, chúng ta thử tìm hiểu thêm về công pháp quốc tế. 

2. Vấn đề pháp lý 

Ngay trong bài viết của mình, Bloomberg đã ám chỉ rằng pháp luật quốc tế có quy định, và nguồn của quy định này được gọi là “tập quán pháp luật quốc tế”, khi cho rằng “Hầu hết đều đồng ý rằng như một nguyên tắc pháp lý, các chế độ chính trị kế thừa khoản nợ của các chế độ tiền nhiệm’ (most agree that as a legal principle, political regimes inherit their predecessors’ debt…)”. Tuy nhiên, bài viết của họ không phải là một bài báo khoa học pháp lý, nên họ chỉ dừng lại ở đây. 

Nhưng ta hãy thử mở rộng vấn đề và tìm hiểu xem pháp luật quốc tế có những nguồn nào. Ta sẽ thấy rằng luật không chỉ là những câu chữ thể hiện trong các văn bản, công ước, hiệp ước, v.v. Nó còn có thể nằm trong chính điều mà Bloomberg nói, đó là những nguyên tắc pháp lý được hầu hết các quốc gia thừa nhận. 

Các loại nguồn của pháp luật quốc tế đã được đồng thuận ghi nhận trong Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên Hợp Quốc bao gồm: (1) điều ước quốc tế; (2) tập quán pháp quốc tế; (3) nguyên tắc được đồng thuận chung của các quốc gia văn minh; (4) các phán quyết tư pháp của những cơ quan ban hành có tư cách nhất (ở đây có thể hiểu là ICJ hoặc ICC – Tòa Hình sự Quốc tế)

Ví dụ, việc một quốc gia A nào đó không phải là thành viên của Công ước chống phát triển, sản xuất, lưu trữ và sử dụng Vũ khí Hóa học (Gọi tắt là Chemical Weapon Convention), không đồng nghĩa với việc quốc gia đó được sử dụng vũ khí hóa học. Cấm sử dụng vũ khí hóa học và các loại vũ khí gây ra sát thương không cần thiết đã được xem là tập quán pháp quốc tế, hay thậm chí đã đạt đến trạng thái của một nguyên tắc phổ quát (jus cogen), có vị trí pháp lý cao hơn cả các điều ước quốc tế (tức phải được áp dụng ngay cả khi các quốc gia thỏa thuận ngược lại). 

Ngay trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Quốc Tấn Trung cũng đã đưa ra một án lệ để chứng minh cho luận điểm của mình: Án lệ Gabčíkovo – Nagymaros do Tòa án Công lý Quốc tế xét xử, dựa trên quy định của Công ước Vienna về Điều ước Quốc tế 1969, khẳng định: biến động chính trị (hay kể cả thay đổi chế độ) không thể được xem là căn cứ để phủ nhận nghĩa vụ quốc tế (bao gồm nợ quốc tế).

Đối với trường hợp nợ nước ngoài, án lệ trên và cách lý giải của Tòa án Công lý Quốc tế là một phán quyết của tòa án quyền lực nhất của hệ thống pháp luật quốc tế, đã được chấp thuận là tập quán pháp quốc tế và chưa từng bị phản đối cụ thể về mặt pháp lý cho đến tận ngày nay. 

Vì vậy, trách nhiệm kế thừa nghĩa vụ quốc tế (bao gồm nợ và các nghĩa vụ tài chính khác) là đương nhiên, trái ngược với khẳng định trên báo Tuổi Trẻ rằng chưa hề có quy định. 

Nếu muốn có văn bản thành văn để hiểu rõ về trách nhiệm chuyển giao nợ quốc gia, bạn đọc có thể tham khảo Công ước Vienna về Kế thừa Quốc gia liên quan đến Tài sản, Ngân sách và Nợ năm 1983. Trong đó, điều 33, 34 và 35 ghi nhận rất rõ: 

Việc chuyển giao nợ quốc gia trong công ước này là việc chấm dứt nghĩa vụ của quốc gia tiền nhiệm không còn tồn tại và từ đó phát sinh nghĩa vụ dành cho quốc gia kế thừa liên quan đến mọi khoản nợ của quốc gia tiền nhiệm đối đối với quốc gia, tổ chức hay các chủ thể khác trong pháp luật quốc tế. Và việc xuất hiện một quốc gia kế nhiệm sẽ không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các chủ nợ.

Như vậy Công ước Vienna 1983 là văn bản giấy trắng mực đen rõ ràng nhất về nghĩa vụ tiếp nhận nợ của các quốc gia kế thừa. Tuy nhiên, lý do tác giả không dẫn chứng công ước này trong bài viết của mình là bởi vì công ước này chỉ có các thành viên chủ yếu là các quốc gia Đông Âu và châu Phi đang trong giai đoạn chuyển tiếp và hình thành sau Chiến tranh Lạnh. Nhắc tới nguyên tắc như là một tập quán pháp quốc tế đã được thừa nhận sẽ đỡ mất thời gian tranh cãi hơn. 

Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể đọc về nguyên tắc kế nhiệm nợ này và việc hầu hết các quốc gia tuân thủ thực hành chúng như thế nào trên trang thông tin tổng hợp của Đại học Oxford ở đây. Việc Liên bang Xô Viết thành công trong việc từ chối trả nợ từ thời Sa Hoàng cho phương Tây cũng là một huyền thoại giả. Từ Anh, Pháp cho đến Thụy Điển, mỗi quốc gia có nhiều cách  khác nhau để thu hồi nợ hoặc giàn xếp nợ từ thời Sa Hoàng với Liên bang Xô Viết. 

Đến cuối cùng, cần khẳng định, trách nhiệm xử lý nghĩa vụ tài chính quốc tế cho quốc gia tiền nhiệm của chính phủ đương thời, dù có bất kỳ biến động chính trị nào, là nguyên tắc chung đã được thừa nhận trong pháp luật quốc tế. 

Chúng tôi hy vọng bài phản hồi này sẽ giúp giải đáp các thắc mắc của độc giả Dư Nhật Đăng và các quý vị độc giả khác. 

Bạn có biết...

... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.





1 Comment

1 Comment

  1. Lê Phụng Hoàng

    07/09/2019 at 9:46 am

    Là một người bị buộc phải sống ở một đất nước theo thể chế nhất nguyên độc đảng và sinh sống bằng nghể giáo viên môn lịch sử, tôi thấu hiểu những hậu quả mà chính sách thông tin một chiều để lại trong sinh hoạt tư duy của đại chúng VN (trong đó có các sinh viên chuyên Sử). Rất mong Tạp chí Luật khoa tiếp tục đăng tải những bài có góc nhìn đa chiểu như bài này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Đại dịch COVID-19

Minh họa: SCMP Minh họa: SCMP
Văn hóa chính trị9 hours ago

5 kỹ năng tiếp nhận thông tin mùa dịch

Trong những tuần sắp tới, thông tin về dịch COVID-19 và virus Vũ Hán sẽ tiếp tục đổ ập lên...

Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ, Thomas Modly. Ảnh: NBC News. Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ, Thomas Modly. Ảnh: NBC News.
Thời sự15 hours ago

Điểm tin: Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ từ chức vì vụ sa thải hạm trưởng tàu USS Theodore Roosevelt

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Một điểm phát thực phẩm hàng ngày ở Hà Nội. Ảnh: Báo Tổ quốc. Một điểm phát thực phẩm hàng ngày ở Hà Nội. Ảnh: Báo Tổ quốc.
Xã hội2 days ago

Xã hội dân sự đang “huy động vàng trong dân” vào lúc khủng hoảng như thế nào

Từ nhiều năm qua, câu chuyện “huy động vàng trong dân” ở Việt Nam như một món ăn nguội được...

Hà Nội đông đúc trở nên vắng vẻ vào giữa tháng 3/2020. Ảnh: VOV. Hà Nội đông đúc trở nên vắng vẻ vào giữa tháng 3/2020. Ảnh: VOV.
Xã hội2 days ago

Đại dịch: Cơ hội để con người thay đổi lối sống

Mỗi đại dịch đều để lại những thay đổi ít nhiều trong lịch sử. Trận dịch hạch kinh hoàng vào...

v v
Thời sự2 days ago

Điểm tin: Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu thuốc trị sốt rét sau khi TT Trump dọa trả đũa

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Một đường phố ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/4/2020. Ảnh: Reuters. Một đường phố ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/4/2020. Ảnh: Reuters.
Thời sự3 days ago

Điểm tin: Lần đầu tiên số ca nhiễm mới COVID-19 ở Hàn Quốc giảm xuống dưới 50

Bạn có biết... ... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang...

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN ngày 29/3/2020. Ảnh: Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN ngày 29/3/2020. Ảnh: Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore.
Thời sự4 days ago

Thủ tướng Singapore: Thế giới nên chuẩn bị chống dịch COVID-19 lâu dài, có thể là hàng năm

Bạn có biết... ... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang...

Bài đọc nhiều