Connect with us

Quốc tế

Số phận Hong Kong sẽ thế nào vào năm 2047?

Published

on

Lễ kỷ niệm 20 năm Hong Kong trở về Trung Quốc đại lục, ngày 12 tháng 7 năm 2017. Ảnh: Associated Press

Năm 1997, Trung Quốc giành lại chủ quyền đối với Hong Kong từ Anh theo một hiệp định cho phép thành phố này “được hưởng mức độ tự trị cao” trong 50 năm. Thoả thuận đó, được gọi là “một quốc gia, hai chế độ”, đã đi được gần nửa chặn đường cho đến ngày hết hạn. 

Nhiều tháng hỗn loạn trên khắp đường phố Hong Kong vừa qua với hàng trăm ngàn người biểu tình chống lại sự xâm phạm các quyền tự do ở thành phố này, càng khiến người ta đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra vào năm 2047?

1. Đã có giải pháp pháp lý nào cho Hong Kong từ năm 2047 trở đi chưa?

Chưa. Hong Kong với 7,5 triệu dân sẽ mất quyền là một khu vực tự trị đặc biệt và không còn được hưởng các quyền tự do theo “tiểu hiến pháp”, còn được gọi là Luật Cơ bản. Số phận của Hong Kong sau đó sẽ do đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định.

2. Có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ý định của Trung Quốc không?

Gợi ý công khai duy nhất là của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2017, khi ông phát biểu trước Đại hội Đảng lần thứ 19 rằng “chúng ta nên đảm bảo rằng nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ vẫn không thay đổi”. Một số nhà quan sát nhận định lời nói của ông Tập như bày tỏ quyết tâm kéo dài tình trạng này, hoặc là một cái gì đó giống như vậy.

3. Có những lựa chọn nào khác?

Hong Kong có thể sẽ chính thức sáp nhập vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa với một phiên bản cao cấp hơn đi kèm với việc được hưởng quyền tự trị vốn dành cho một số khu vực năng động của Trung Quốc, như đặc khu kinh tế Thâm Quyến. Tuy nhiên, những đặc quyền của các khu vực đó liên quan đến kinh doanh và thương mại nhiều hơn là quản trị nhà nước hoặc tư pháp độc lập.

4. Vì sao Hong Kong lại trở nên như ngày nay?

Từng là thuộc địa của đế quốc Anh trong 156 năm, công dân Hong Kong đã không có quyền bầu ra nhà lãnh đạo của họ, nhưng vẫn được hưởng các quyền tự do khác. Điều đó giúp thành phố này trở thành một trung tâm kinh tế toàn cầu.

Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 đặt ra các điều khoản về việc bàn giao, bao gồm việc đảm bảo về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thị trường tư bản và hệ thống thông luật của Anh. Nhiều người ở Hong Kong không muốn từ bỏ các quyền tự do đó và đòi hỏi quyền tự quyết cao hơn. Đòi hỏi này khiến Trung Quốc phải tăng cường khẳng định quyền lực của mình đối với các vùng lãnh thổ đầy biến động như Tân Cương, Tây Tạng hay Hong Kong.

5. Điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế?

Nền quản trị khác biệt của Hong Kong đã giúp nó trở thành cửa ngõ chính cho các nguồn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Một phần vì nhiều công ty toàn cầu không tin tưởng vào các cơ quan quản lý và hệ thống pháp lý của đại lục. Hoa Kỳ cũng coi Hong Kong khác biệt với phần còn lại của Trung Quốc trong các vấn đề thương mại. Vì vậy, nó được miễn thuế thời Tổng thống Donald Trump đối với hàng hóa Trung Quốc. 

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng lớn đã nói rằng họ sẽ xem xét lại tình trạng đặc biệt của Hong Kong nếu nhận thấy Trung Quốc đang phá hoại quyền tự trị của thành phố này. Luật Hoa Kỳ không nói gì về thời kỳ sau năm 2047.

6. “Một quốc gia, hai chế độ” có kéo dài được đến năm 2047?

Nó là một sự sắp đặt phù hợp với Trung Quốc theo nhiều cách, bao gồm cả việc củng cố vị thế của Hong Kong như một trung tâm tài chính toàn cầu. Trung Quốc luôn để ý đến việc duy trì tình trạng thành phố này bởi vì nó được xem như là một hình mẫu tiến đến việc thống nhất Đài Loan. 

Jonathan Robison, điều phối viên chương trình và trợ lý nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) đã viết một bài báo được đăng trên trang web của tổ chức này, lập luận rằng “một quốc gia, hai chế độ” không nên được coi là khuôn khổ cho nền tự do dân chủ, điều mà Hong Kong chưa bao giờ có được ngay cả dưới thời thuộc địa Anh. Chỉ nên coi nó như một sự dàn xếp mà đảng Cộng sản Trung Quốc có thể chấp nhận.

Bạn có biết...

... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.





Đại dịch COVID-19

Minh họa: SCMP Minh họa: SCMP
Văn hóa chính trị9 hours ago

5 kỹ năng tiếp nhận thông tin mùa dịch

Trong những tuần sắp tới, thông tin về dịch COVID-19 và virus Vũ Hán sẽ tiếp tục đổ ập lên...

Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ, Thomas Modly. Ảnh: NBC News. Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ, Thomas Modly. Ảnh: NBC News.
Thời sự15 hours ago

Điểm tin: Quyền Tư lệnh Hải quân Mỹ từ chức vì vụ sa thải hạm trưởng tàu USS Theodore Roosevelt

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Một điểm phát thực phẩm hàng ngày ở Hà Nội. Ảnh: Báo Tổ quốc. Một điểm phát thực phẩm hàng ngày ở Hà Nội. Ảnh: Báo Tổ quốc.
Xã hội2 days ago

Xã hội dân sự đang “huy động vàng trong dân” vào lúc khủng hoảng như thế nào

Từ nhiều năm qua, câu chuyện “huy động vàng trong dân” ở Việt Nam như một món ăn nguội được...

Hà Nội đông đúc trở nên vắng vẻ vào giữa tháng 3/2020. Ảnh: VOV. Hà Nội đông đúc trở nên vắng vẻ vào giữa tháng 3/2020. Ảnh: VOV.
Xã hội2 days ago

Đại dịch: Cơ hội để con người thay đổi lối sống

Mỗi đại dịch đều để lại những thay đổi ít nhiều trong lịch sử. Trận dịch hạch kinh hoàng vào...

v v
Thời sự2 days ago

Điểm tin: Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu thuốc trị sốt rét sau khi TT Trump dọa trả đũa

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Một đường phố ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/4/2020. Ảnh: Reuters. Một đường phố ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/4/2020. Ảnh: Reuters.
Thời sự3 days ago

Điểm tin: Lần đầu tiên số ca nhiễm mới COVID-19 ở Hàn Quốc giảm xuống dưới 50

Bạn có biết... ... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang...

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN ngày 29/3/2020. Ảnh: Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN ngày 29/3/2020. Ảnh: Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore.
Thời sự4 days ago

Thủ tướng Singapore: Thế giới nên chuẩn bị chống dịch COVID-19 lâu dài, có thể là hàng năm

Bạn có biết... ... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang...

Bài đọc nhiều