Connect with us

Việt Nam Cộng hòa

Bầu cử năm 1967 ở miền Nam: Dân chủ nhất trong lịch sử Việt Nam?

Published

on

Các liên danh tranh cử ở miền Nam ra mắt cử tri năm 1967. Ảnh: Chân Trời Mới/Chưa rõ nguồn.

Các cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý sau thời kỳ Ngô Đình Diệm nắm quyền không thoát khỏi cái nhìn cú diều của nhiều nhà sử học Việt Nam lẫn một số nhà báo phương Tây cánh tả vốn đã có sẵn định kiến với nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Song thiện cảm của giới sử gia và các nghiên cứu khoa học chính trị về tính minh bạch và dân chủ của bầu cử tại miền Nam Việt Nam trong thời kỳ Đệ Nhị và Đệ Tam Cộng hòa đều tăng. 

Như cuộc tổng tuyển cử ngày 3/9/1967 của Việt Nam Cộng hòa, New York Times – một trong những tờ báo cánh tả chống chiến tranh Việt Nam mạnh mẽ nhất cũng đã phải so sánh rằng, so với kiểu bầu cử một đảng “làm cho có” (pro forma affairs) ở Bắc Việt, và những cuộc bầu cử 97, 98% của Diệm, giai đoạn mới của Việt Nam Cộng hòa và nền dân chủ của nó có vẻ đáng được đánh giá cao hơn rất nhiều.

Điều mà rất nhiều người quên là, chính trị miền Nam Việt Nam rối ren hơn hẳn miền Bắc do đặc tính của một vùng đất mới với nền chính trị vẫn còn phải qua một thời gian dài thử sai; giống như sự khác biệt giữa miền Viễn Tây hoang dã và vùng phía Đông công nghiệp hóa của Hoa Kỳ vậy. Bản thân chính quyền miền Nam Việt Nam lại phải đối mặt với sự giám sát không chỉ của báo chí tự do ở đây, mà còn là báo chí Mỹ, người dân Mỹ và các nhà phản chiến người Mỹ; điều mà chính quyền Bắc Việt không hề biết và không cần phải biết. Không chỉ vậy, họ cũng không sở hữu được những công cụ đàn áp tuyệt đối mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có. 

Với một lịch sử lộn xộn của đảo chính quân sự, tướng tá lạm quyền, các cuộc nổi dậy ở địa phương và các cuộc chiến giữa những phe phái tôn giáo, cuộc tổng tuyển cử năm 1967 phải nói là một thành công lớn, khi được tiến hành đúng trình tự, mang lại tính chính danh cho chính quyền mới, tôn trọng đa nguyên (ở một mức độ nhất định) cũng như ổn định nội tại xã hội.

Hình ảnh vận động tranh cử nơi công cộng (từ trái qua phải):
Hàng trên: Ứng cử viên Tổng Thống Phan Khắc Sửu – Ứng cử viên Tổng Thống Phan Quang Đán.
Hàng dưới: Ứng cử viên Tổng Thống Trần Văn Hương – Ứng cử viên Tổng Thống Trương Đình Dzu.
Ảnh: Chân Trời Mới/Chưa rõ nguồn.

Không chỉ đề xuất về việc xây dựng một bản Hiến pháp mới với một cơ chế lưỡng viện quyền lực hơn, có khả năng đối trọng với vai trò của tổng thống nhiều hơn; cuộc bầu cử còn giới thiệu những yếu tố dân chủ đáng quý ngay trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam đang leo thang: từ các cuộc tranh luận toàn quốc giữa các ứng cử viên, cho đến việc các ứng cử viên được cấp thời lượng phát sóng trên truyền hình khiến cho cuộc đua vào các chức danh dân cử trở nên công bằng và sòng phẳng hơn bao giờ hết. 

Các ứng viên thoải mái phê phán chính phủ quân quản ở nhiều phương diện, trong khi bản thân họ cũng đại diện cho các nhóm chính trị đa dạng tại miền Nam Việt Nam: từ các chính trị gia cấp tiến chủ hòa ở đồng bằng sông Cửu Long cho đến những nhóm quân nhân Công giáo tị nạn với lời kêu gọi đưa quân “giải phóng” miền Bắc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại của cả hai miền, không khí thảo luận chính trị lại đa nguyên, đa dạng và được tôn trọng như vậy. 

Báo cáo mật của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho chính phủ Hoa Kỳ ngay sau cuộc tổng tuyển cử, vốn có rất ít lý do để nói dối về tình hình tại miền Nam Việt Nam, cũng phải thừa nhận rằng cuộc bầu cử diễn ra rất công bằng và đúng tiêu chuẩn. Trong số 11 ứng cử viên cho chức danh tổng thống, chỉ có một người đại diện quân lực Việt Nam Cộng hòa, và 10 người còn lại có nền tảng, thân thế chính trị đa dạng. Họ cũng được tạo điều kiện tiếp cận với công chúng một cách sòng phẳng. CIA ghi nhận chỉ có khoản 11 khiếu nại đơn lẻ về cuộc bầu cử, và hầu hết đều không đủ cơ sở để chứng minh quá trình bầu cử bị thao túng hay chỉnh sửa kết quả. 

Đặc biệt thú vị hơn, luật sư Trương Đình Dzũ, dựa vào các kênh tiếp cận công chúng bình đẳng, nhanh chóng đạt được tỉ lệ ủng hộ đáng nể nhờ vào tài ăn nói và xu thế hòa bình của mình. Ông kết thúc cuộc bầu cử ở vị trí thứ hai – 17% – đánh bật mọi kỳ vọng trước đó của giới quân đội VNCH. Và một tương lai dân sự, công bằng, dân chủ của chính quyền miền Nam Việt Nam mở rộng hơn bao giờ hết. 

Nhưng rồi năm 1968 với trận Tết Mậu Thân đến. Với những sai lầm chiến thuật của cả quân đội Hoa Kỳ lẫn quân lực Việt Nam Cộng hòa, dù bên nhận phải tổn thất kinh hoàng nhất là Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) và quân đội Bắc Việt, chiến dịch đã khiến cho các kỳ vọng dân sự hóa miền Nam Việt Nam đổ sông đổ bể, và phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ lại bị đẩy lên cao hơn bao giờ hết. 

Có nhiều lý do để cho rằng đây là chủ đích của phe Bắc Việt, và đây cũng không phải là lần duy nhất họ cố gắng phá hoại các nỗ lực dân sự hóa của chính quyền miền Nam Việt Nam (như vụ ám sát Giáo sư Nguyễn Văn Bông chẳng hạn). Chiến tranh Việt Nam càng đẫm máu, miền Nam Việt Nam càng rối loạn, có vẻ càng có lợi cho công cuộc “thống nhất đất nước” mà các nhà Marxist chủ nghĩa ở Hà Nội vẽ ra. 

Bầu cử ở miền Nam Việt Nam, đáng trân trọng, cũng vì lẽ ấy.


Một số hình ảnh về cuộc bầu cử năm 1967 của tạp chí LIFE.

Ảnh: Chưa rõ nguồn.

Bạn có biết...

... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.





Đại dịch COVID-19

Thượng Hải, Trung Quốc, tháng 2/2020. Ảnh: Reuters. Thượng Hải, Trung Quốc, tháng 2/2020. Ảnh: Reuters.
Quốc tế2 days ago

4 trở ngại khi kiện đòi bồi thường Trung Quốc vì coronavirus

Kể từ tháng Ba năm 2020, nhiều cá nhân, các nhóm hoạt động và các công ty luật lớn của...

Thời sự1 week ago

Điểm tin: Indonesia trở thành nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao thứ hai châu Á

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Trụ sở của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 8/4/2019. Ảnh: AP. Trụ sở của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 8/4/2019. Ảnh: AP.
Quốc tế1 week ago

5 điều bạn cần biết về WHO

Việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tạm ngừng tài trợ cho WHO dẫn đến nhiều tranh cãi về sự...

Bà Melinda Gates và chồng, Bill Gates. Ảnh: CBS. Bà Melinda Gates và chồng, Bill Gates. Ảnh: CBS.
Thời sự2 weeks ago

Melinda Gates: Tăng tài trợ cho WHO lên 250 triệu USD, nói Trump cắt tài trợ là “phi lý”

Bà Melinda Gates cho rằng việc cắt tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là nguy hiểm...

Một học sinh thuộc hộ nghèo ở quận Long Biên, Hà Nội. Ảnh: longbien.hanoi.gov.vn. Một học sinh thuộc hộ nghèo ở quận Long Biên, Hà Nội. Ảnh: longbien.hanoi.gov.vn.
Xã hội2 weeks ago

Học online? Nghe rất hay. Nhưng nếu bạn không có tiền truy cập Internet thì sao?

Khi hàng ngàn trường học và đại học phải đóng cửa theo lệnh của chính phủ dưới chính sách hạn...

Ảnh một khu cách ly. Hình chỉ có tính minh họa. Nguồn: Zing. Ảnh một khu cách ly. Hình chỉ có tính minh họa. Nguồn: Zing.
Hộp thư2 weeks ago

Những mẩu chuyện của tôi về 14 ngày ở trại cách ly

Tính đến hôm nay (9/4), đã tròn mười hôm kể từ khi tôi trở về từ một trải nghiệm mà...

Các bác sĩ ở bệnh viện St. Bamabas, New York, Mỹ, ngày 24/3/2020. Ảnh: Getty Images. Các bác sĩ ở bệnh viện St. Bamabas, New York, Mỹ, ngày 24/3/2020. Ảnh: Getty Images.
Quan điểm2 weeks ago

Chúng ta đang ca ngợi rất nhiều anh hùng. Và đó là vấn đề.

Không ai chọn một nghề vì muốn trở thành anh hùng.

Bài đọc nhiều