Connect with us

Tư pháp Hình sự

Ba cửa sống còn lại của Hồ Duy Hải

Published

on

Tử tù Hồ Duy Hải. Ảnh: Gia đình cung cấp/Amnesty.
Tử tù Hồ Duy Hải. Ảnh: Gia đình cung cấp/Amnesty.

Như vậy, phiên tòa giám đốc thẩm hôm nay không mở ra bất kỳ lối thoát nào cho vụ án nhiều dấu hiệu oan sai nghiêm trọng của công dân Hồ Duy Hải.

Nhưng có phải vụ án đến đây là hết lối đi? Không. Còn ít nhất ba lối nữa, hay nói cách khác, ba cửa sống nữa cho Hồ Duy Hải.

1. Quốc hội can thiệp, Hội đồng Thẩm phán (Tòa án Nhân dân Tối cao) mở phiên họp xem xét lại quyết định giám đốc thẩm

Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự, có hai cơ quan của Quốc hội có khả năng can thiệp vào quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao: Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Việc can thiệp chỉ xảy ra “khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó” (Điều 404).

Nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Hội đồng Thẩm phán phải tiến hành thẩm định hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật và trong thời hạn bốn tháng phải mở phiên họp xem xét lại quyết định giám đốc thẩm.

Nếu Ủy ban Tư pháp của Quốc hội kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán mở phiên họp xem xét kiến nghị đó trong thời hạn 30 ngày. Nếu Hội đồng Thẩm phán biểu quyết đồng ý với kiến nghị thì mở phiên họp xem xét lại quyết định giám đốc thẩm trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày biểu quyết.

Đến đây, hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm của vụ án Hồ Duy Hải vẫn còn khả năng bị hủy để điều tra lại hoặc xét xử lại.

2. Viện trưởng VKSND Tối cao kiến nghị, Chánh án TAND Tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán xem xét lại quyết định giám đốc thẩm

Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có thể kiến nghị, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao có thể đề nghị Hội đồng Thẩm phán xem xét lại quyết định giám đốc thẩm.

Hội đồng Thẩm phán sau đó phải mở phiên họp xem xét kiến nghị/đề nghị này trong thời hạn 30 ngày. Nếu Hội đồng Thẩm phán biểu quyết đồng ý xem xét lại quyết định giám đốc thẩm thì phiên họp xem xét lại đó sẽ phải diễn ra trong bốn tháng sau đó.

Cũng tương tự như phương án 1, đến đây, hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm của vụ án Hồ Duy Hải vẫn còn khả năng bị hủy để điều tra lại hoặc xét xử lại.

Phương án này, nếu có thực hiện được, nhiều khả năng cũng phải chờ tới ít nhất là giữa năm 2021 khi Quốc hội khóa mới nhóm họp và bầu các vị trí Viện trưởng và Chánh án mới.

3. Chủ tịch nước ân giảm hình phạt tử hình

Theo Điều 367 của Bộ luật Tố tụng Hình sự:

Trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình thì Tòa án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình“.

Chủ tịch nước sau đó sẽ giải quyết đơn xin ân giảm của Hồ Duy Hải và ra quyết định. Nếu được ân giảm, Hải sẽ phải chịu hình phạt chung thân. 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi năm 2012 đã bác đơn xin ân giảm của Hồ Duy Hải. Nay sau phiên tòa giám đốc thẩm, Hải có thể tiếp tục làm đơn xin ân giảm nữa. Nhiều khả năng việc này sẽ do Chủ tịch nước đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng hoặc chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 quyết định.

***

Vụ án này không thể được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm nữa. Xin tham khảo Điều 400 của Bộ luật Tố tụng Hình sự để biết chi tiết:

Điều 400. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Bạn có biết...

... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.





Click to comment

Đại dịch COVID-19

Trung Quốc có thể tranh thủ COVID-19 để giành thêm được quyền lãnh đạo thế giới? Ảnh: FT. Trung Quốc có thể tranh thủ COVID-19 để giành thêm được quyền lãnh đạo thế giới? Ảnh: FT.
Quốc tế6 days ago

Trung Quốc muốn lãnh đạo, nhưng thế giới có đón nhận?

“Dịch bệnh corona lần này có thể là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng toàn cầu đầu tiên trong nhiều thập...

Thượng Hải, Trung Quốc, tháng 2/2020. Ảnh: Reuters. Thượng Hải, Trung Quốc, tháng 2/2020. Ảnh: Reuters.
Quốc tế2 weeks ago

4 trở ngại khi kiện đòi bồi thường Trung Quốc vì coronavirus

Kể từ tháng Ba năm 2020, nhiều cá nhân, các nhóm hoạt động và các công ty luật lớn của...

Điểm tin3 weeks ago

Điểm tin: Indonesia trở thành nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao thứ hai châu Á

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Trụ sở của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 8/4/2019. Ảnh: AP. Trụ sở của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 8/4/2019. Ảnh: AP.
Quốc tế3 weeks ago

5 điều bạn cần biết về WHO

Việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tạm ngừng tài trợ cho WHO dẫn đến nhiều tranh cãi về sự...

Bà Melinda Gates và chồng, Bill Gates. Ảnh: CBS. Bà Melinda Gates và chồng, Bill Gates. Ảnh: CBS.
Thời sự4 weeks ago

Melinda Gates: Tăng tài trợ cho WHO lên 250 triệu USD, nói Trump cắt tài trợ là “phi lý”

Bà Melinda Gates cho rằng việc cắt tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là nguy hiểm...

Một học sinh thuộc hộ nghèo ở quận Long Biên, Hà Nội. Ảnh: longbien.hanoi.gov.vn. Một học sinh thuộc hộ nghèo ở quận Long Biên, Hà Nội. Ảnh: longbien.hanoi.gov.vn.
Xã hội4 weeks ago

Học online? Nghe rất hay. Nhưng nếu bạn không có tiền truy cập Internet thì sao?

Khi hàng ngàn trường học và đại học phải đóng cửa theo lệnh của chính phủ dưới chính sách hạn...

Ảnh một khu cách ly. Hình chỉ có tính minh họa. Nguồn: Zing. Ảnh một khu cách ly. Hình chỉ có tính minh họa. Nguồn: Zing.
Hộp thư4 weeks ago

Những mẩu chuyện của tôi về 14 ngày ở trại cách ly

Tính đến hôm nay (9/4), đã tròn mười hôm kể từ khi tôi trở về từ một trải nghiệm mà...

Bài đọc nhiều

>