Connect with us

Tin Luật Khoa

Thư tháng Bảy: Sao Luật Khoa viết nhiều về Mỹ thế? Còn chuyện Việt Nam thì sao?

Published

on

Trùng hợp thế nào, thư tháng Bảy lại rơi đúng vào quốc khánh của Mỹ (4/7), mà ở Mỹ người ta hay gọi là Ngày Độc lập. Đâm ra có một chuyện chúng tôi muốn chia sẻ như thế này.

Số là có nhiều độc giả thắc mắc sao Luật Khoa viết nhiều về Mỹ thế, còn bao nhiêu chuyện ở Việt Nam thì sao?

Quả tình thắc mắc này cũng thật là chính đáng. Nó cũng là điều nhóm sáng lập trăn trở ngay từ những tháng ngày đầu tiên sau khi ra mắt tháng 11/2014, vì có một số thời điểm chúng tôi chợt nhận ra là nội dung của Luật Khoa lúc đó nặng Mỹ quá, và ít Việt Nam quá. Dần dần chúng tôi cũng tìm được cách cân bằng nội dung hơn. Tuy vậy, lượng nội dung về Mỹ vẫn chiếm một tỷ lệ lớn cho đến ngày nay, và nó có lý do của nó.

Một là vì Luật Khoa có sứ mệnh phổ biến kiến thức về nhân quyền, dân chủ, pháp quyền, và nước Mỹ vẫn là nguồn cung cấp dồi dào nhất các ví dụ tuyệt vời, độc đáo, sáng tạo để minh họa cho các khái niệm này. Không có gì phải bàn cãi, văn minh pháp lý và chính trị của nước Mỹ có sức hấp dẫn đặc biệt với tất cả những ai quan tâm đến luật và chính trị.

Hai là vì Luật Khoa chú trọng đi tìm giải pháp cho các vấn đề của Việt Nam, và nước Mỹ, một lần nữa, có sẵn nhiều câu trả lời cho rất nhiều vấn đề. Các câu trả lời không những dồi dào mà còn đa chiều, giúp chúng ta nhìn vấn đề một cách toàn diện.

Ba là vì dữ liệu về Mỹ quá dồi dào, còn dữ liệu về Việt Nam thì quá hạn chế. Viết về Mỹ thì chỉ sợ không có kỹ năng tra dữ liệu, chứ không sợ thiếu dữ liệu. Còn về Việt Nam, dữ liệu đã ít thì chớ, tiếp cận được cũng không đơn giản, và nếu có tiếp cận được thì mức độ khả tín của dữ liệu cũng là một dấu hỏi to đùng. 

Với vấn đề Mỹ, dữ liệu khả tín luôn có sẵn, chỉ việc xài; còn với Việt Nam, trong nhiều vấn đề, dữ liệu thậm chí còn chưa có, chứ nói gì đến chuyện xài. Mà không có dữ liệu thì rất khó nói được câu chuyện gì cho ra hồn. Luật Khoa dĩ nhiên muốn “nói có sách, mách có chứng” (fact-based) chứ không phải là đưa ra những suy đoán (assumption) và bình luận (opinion) vô căn cứ/thiếu căn cứ. Đó là thứ quan trọng nhất mà báo chí có thể đóng góp cho xã hội, nếu không thì chẳng có ranh giới nào giữa báo chí và những quán bia vỉa hè.

Nhưng nói đến đây thì cũng phải thừa nhận hai chuyện.

Một là, Việt Nam không đến nỗi không có dữ liệu và vẫn có thể dựa trên đó mà viết. Năng lực khai thác dữ liệu về Việt Nam của Luật Khoa, dĩ nhiên, vẫn rất hạn chế. Đó là cái yếu kém của chúng tôi. 

Hai là, muốn có dữ liệu thì phải có báo chí điều tra, mà Luật Khoa thì lại không mạnh về điều tra, và có rất ít các bài báo điều tra. Mô hình sản xuất nội dung của Luật Khoa là dựa trên dữ liệu của các báo khác, cơ quan khác, chứ bản thân Luật Khoa chưa có khả năng tự mình điều tra và tạo ra được dữ liệu gốc. Và lý do lớn hơn tất cả, là môi trường chính trị Việt Nam hiện nay tạo ra rủi ro quá cao cho bất kỳ nhà báo nào muốn tiếp cận hiện trường, đưa tin, điều tra độc lập. Chúng tôi hy vọng trong tương lai những vấn đề này sẽ được khắc phục.

Nói gì thì nói, mùa bầu cử Mỹ đang tới, Luật Khoa vẫn sẽ tiếp tục đăng nhiều bài về Mỹ để quý vị độc giả hiểu hơn về cách nền chính trị Mỹ, pháp luật Mỹ vận hành. Thôi thì dù có mất cân bằng với vấn đề Việt Nam thì cũng đành chịu, miễn không làm hại ai là được. Trên hết, xin độc giả hiểu rằng, dù chúng tôi viết về nước nào thì mục đích viết bài vẫn là vì nước Việt Nam và kiến thức của người Việt Nam.

***

Một chuyện nữa tôi cũng muốn chia sẻ là trong tuần tới, lần đầu tiên Luật Khoa sẽ đăng một loạt bài hợp tác với một tờ báo nước ngoài. Loạt bài này là về chính trị Singapore, nhân cuộc tổng tuyển cử của nước này diễn ra vào ngày 10/7 tới. Đối tác của chúng tôi là tờ New Naratif của Singapore sản xuất loạt bài này bằng tiếng Anh, theo đơn đặt hàng của Luật Khoa và giải quyết những câu hỏi do Luật Khoa đề xuất, rồi được dịch sang tiếng Việt.

Mô hình hợp tác này giúp cải thiện nội dung của Luật Khoa do vấn đề của một nước được chính chuyên gia của nước đó viết theo nhu cầu và thắc mắc của độc giả Việt Nam. Chúng tôi hy vọng sẽ mở rộng hình thức hợp tác này sang các nước khác, vấn đề khác để hầu độc giả.

Chúc quý độc giả cuối tuần an lành.

Trịnh Hữu Long
Tổng biên tập

Bạn có biết...

... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.





Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Đại dịch COVID-19

Ảnh: health.gaijinpot.com. Ảnh: health.gaijinpot.com.
Xã hội2 weeks ago

COVID-19 – Chiếc đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài chủ nghĩa cá nhân?

Dịch từ bài “The world after Covid-19: Unless we are alert, the pandemic could become the last nail in individualism’s...

Hội trường Diên Hồng, Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Chưa rõ nguồn. Hội trường Diên Hồng, Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Chưa rõ nguồn.
Thể chế2 months ago

Ba dự án luật cần trình Quốc hội ngay sau dịch viêm phổi Vũ Hán

Giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán, bản thân đời sống người dân vẫn còn vô định. Tương lai kinh...

Trung Quốc có thể tranh thủ COVID-19 để giành thêm được quyền lãnh đạo thế giới? Ảnh: FT. Trung Quốc có thể tranh thủ COVID-19 để giành thêm được quyền lãnh đạo thế giới? Ảnh: FT.
Quốc tế2 months ago

Trung Quốc muốn lãnh đạo, nhưng thế giới có đón nhận?

“Dịch bệnh corona lần này có thể là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng toàn cầu đầu tiên trong nhiều thập...

Thượng Hải, Trung Quốc, tháng 2/2020. Ảnh: Reuters. Thượng Hải, Trung Quốc, tháng 2/2020. Ảnh: Reuters.
Quốc tế3 months ago

4 trở ngại khi kiện đòi bồi thường Trung Quốc vì coronavirus

Kể từ tháng Ba năm 2020, nhiều cá nhân, các nhóm hoạt động và các công ty luật lớn của...

Điểm tin3 months ago

Điểm tin: Indonesia trở thành nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao thứ hai châu Á

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi...

Trụ sở của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 8/4/2019. Ảnh: AP. Trụ sở của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 8/4/2019. Ảnh: AP.
Quốc tế3 months ago

5 điều bạn cần biết về WHO

Việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tạm ngừng tài trợ cho WHO dẫn đến nhiều tranh cãi về sự...

Bà Melinda Gates và chồng, Bill Gates. Ảnh: CBS. Bà Melinda Gates và chồng, Bill Gates. Ảnh: CBS.
Thời sự3 months ago

Melinda Gates: Tăng tài trợ cho WHO lên 250 triệu USD, nói Trump cắt tài trợ là “phi lý”

Bà Melinda Gates cho rằng việc cắt tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là nguy hiểm...

Bài đọc nhiều