Connect with us

Thể chế

Hiến pháp Việt Nam không cấm đa đảng

Mời xem lại Điều 4.

Published

on

Ông Nguyễn Phú Trọng đặt tay lên Hiến pháp tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước, ngày 23/10/2018. Ảnh: VOV.
Ông Nguyễn Phú Trọng đặt tay lên Hiến pháp tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước, ngày 23/10/2018. Ảnh: VOV.

Chuyện Việt Nam hiện nay không có chế độ đa đảng không nhất thiết đồng nghĩa với chuyện luật Việt Nam cấm đa đảng. Hai chuyện này hoàn toàn khác nhau.

Điều 4 nức danh của Hiến pháp Việt Nam hoàn toàn không cấm đa đảng. Ta hãy xem nó nói gì.

Điều 4.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Như vậy, điều 4 nói Đảng Cộng sản Việt Nam là “lực lượng lãnh đạo”, chứ không phải là lực lượng lãnh đạo duy nhất.

Và nếu Hiến pháp có nói Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo “duy nhất” (như trong Hiến pháp năm 1980) đi chăng nữa, thì điều đó cũng không có nghĩa là các đảng phái khác không được phép ra đời và tồn tại. Đảng Cộng sản muốn độc quyền lãnh đạo thì cứ độc quyền, còn chuyện các đảng khác được lập ra và hoạt động vẫn hợp hiến, miễn là họ không trở thành lãnh đạo.

Để chứng minh, ta có thể lấy thực tế tồn tại của Đảng Dân chủĐảng Xã hội suốt từ trước Cách mạng Tháng Tám đến khi họ giải tán năm 1988. Họ đã tồn tại và hoạt động xuyên suốt qua các thời kỳ Hiến pháp 1946, 1959, và cả Hiến pháp 1980 kể trên, có chân trong Quốc hội, có người còn làm bộ trưởng (Dương Đức Hiền, Cù Huy Cận, Nghiêm Xuân Yêm, Vũ Đình Hòe…). Nếu như sự tồn tại của họ là phù hợp với bản Hiến pháp hà khắc nhất, độc đoán nhất, “xã hội chủ nghĩa” nhất là Hiến pháp 1980, thì không có lý do gì đến Hiến pháp 2013 lại thành phi pháp.

Hiến pháp nói nhà nước Việt Nam là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhưng không ở đâu nói nhà nước xã hội chủ nghĩa thì không được phép tồn tại đa đảng.

Dù Hiến pháp nói vậy, nhưng người Việt Nam vẫn có niềm tin rất vững chắc rằng lập đảng, hoạt động đảng phái đối lập ở Việt Nam là phạm pháp. Niềm tin vững chắc này có lẽ hình thành từ công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản, và được củng cố bằng hoạt động đàn áp các đảng đối lập ở Việt Nam trên thực tế. 

Nhưng trên hết, công dân được làm những gì pháp luật không cấm. Đó là nguyên tắc pháp lý bất di bất dịch. Theo nguyên tắc này thì ngay cả trong khuôn khổ Hiến pháp do Đảng Cộng sản lập ra, công dân Việt Nam vẫn có quyền lập đảng, vận động, tranh cử.

Đọc thêm:

Bạn có biết...

... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.





Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chung tay với Luật Khoa

Chung tay với Luật Khoa theo đuổi báo chí độc lập và truyền bá tri thức.